Tuesday, April 10, 2007

Sự điên loạn về thị trường chứng khoán ở Việt Nam


Báo Time mấy hôm vừa rồi có bài viết về thị trường chứng khoán VN. Ở đây:

Vietnam's Stock-Market Madness | TIME


Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Kể mà nói, tây nó dùng từ madness cũng chẳng sai. Những ví dụ về sự điên dại của dân VN thì chả ít. Nội chiến giữa hai miền, chiến tranh với Mỹ, giá đất cao nhất thế giới, v.v, nhưng chuyện đầu tư cổ phiếu đơn giản chỉ là việc phân tích những con số, những tưởng 1+1=2 nó sờ sờ ra đấy kể cả những người ngu cũng có thể ngồi lâu mà tính ra được, tuy nhiên lại không phải thế. Dưới đây xin kể vì sao.

Lạc quan quá mức - lạc quan tếu. Qua rồi cái thời mà tiếng hát át tiếng bom, ăn rau má bắn súng trường rơi máy bay Mỹ, cứ tự tin, quyết tâm là ta sẽ làm được mọi việc, kể cả chiến thắng giặc Mỹ xâm lược. Những người hưng phấn quá mức đã và đang phải trả giá. Trong những cuộc đấu giá cổ phần IPO gần đây, nhiều người đã bỏ giá quá cao cho cổ phần của những công ty nếu không nói là giẻ rách thì cũng phải gọi là chả có điểm gì hơn người để cổ phần của chúng có thể bán cao hơn mệnh giá. Đơn cử:

- Công ty CP nhiệt điện Phả Lại: Nhà máy cũ nát liên tục gặp sự cố, sức sản xuất (công suất) đã cố định không thể tăng được nếu không nói máy móc ngày càng tã để năm sau duy trì được bằng năm trước đã là khó đừng nói là tiếp tục phát triển. Dùng chán ra rồi đem bán đấu giá cho dân với gía khởi điểm 43.000 một cổ phần mệnh giá 10.000. Điều này có nghĩa là với chỉ số EPS hiện tại của Phả Lại khoảng 3.000 thì nhà đầu tư mua được "giá gốc" đó sang năm thứ 15 mới bắt đầu có lãi. Tiên sư bố anh nhà nước, anh khôn thế ăn hết của dân, căn bản tại dân cũng ngu toàn bỏ giá trên trời, tới 80-90.000 tức là tới 30 năm mới thu hồi vốn. Một nghịch lý đơn giản mà sao không ai nhận ra: Hàng anh dùng rồi mà lại có thể đem bán lại được với giá gấp 4,3 lần hồi anh mua, trong khi đó không phải là hàng độc, có một không hai và không thể tạo thêm ra nữa, ví dụ như xi-líp của Marylin Monroe. Những người bỏ giá thật cao với hy vọng mua bằng được để bán lại đang chính là những kẻ đang phải chịu thiệt hại trước tiên, bởi với giá trúng thầu của họ thì thà bỏ tiền đặt cọc và mua lại của người khác còn rẻ hơn. Ba cuộc đấu giá gần đây đã chứng kiến tình trạng này.

Các công ty nhà nước không còn được định giá rẻ nữa. Công ty phân đạm và hóa chất dầu khí chẳng hạn, chào bán ra công chúng ngay với giá khởi điểm 50.000 mà như phân tích của tôi ở bài trước, ban giam đốc công ty không còn cần phải làm ăn gì nữa mà đem phần vốn thặng dư này đi gửi ngân hàng lấy lãi trả cổ tức cho cổ đông cũng đủ trả tỷ lệ cao nhất Việt Nam. Người ta chỉ trả tiền mua những cổ phần của các công ty có P/E cao (Price/Earnings ratio) như thế khi đó là những Microsoft hay Cocacola tương lai, chứ nếu chỉ là những công ty tầm thường chẳng có siêu lợi thế cạnh tranh nào thì đúng là chỉ có người VN đầu tư vào với giá cao thế.

Những kẻ đầu cơ dốt nát đang làm rối loạn thị trường. Hãy xem ảnh trên kia để biết khuôn mặt nhà đầu cơ Việt Nam nó tối tăm, rau muống như thế nào. Cách đây mấy tháng khi mà giá cổ phiếu tăng chóng mặt đồng nghĩa với việc cứ mua được cổ phiếu là lãi, nhiều bà nội trợ, bán thịt, anh xe ôm, chị nhân viên đánh máy cũng đã trở thành những nhà đầu cơ thành công. Tuy nhiên đến bây giờ thì đây lại là những thành phần làm loạn thị trường bởi họ thường không có căn cứ, cơ sở tính toán riêng cho quyết định đầu tư của mình mà thường đầu tư theo thông tin, tâm lý thì bầy đàn theo kiểu: bạn tôi bảo mua cái này bán cái kia, hay là hôm nay thấy PPC bán ra nhiều thế chắc có tin xấu gì rồi vậy mình cũng phải bán tháo ra để thu hồi vốn không có thì chết. Điều này làm giá cổ phiếu khó phát triển hoặc điều chỉnh bởi cứ tăng giá được vài hôm thì thành phần đầu cơ này lại ồ ạt bán ra để thu lãi còi, hoặc giảm giá vài hôm thì bọn chúng lại múc vào như điên tuy nhiên

Những bàn tay lông lá nào đó đang điều khiển thị trường. Với sự thiếu minh bạch của cả xã hội Việt Nam nói chung thì gian lận và tiểu xảo cũng như đại xảo trên thị trường chứng khoán không có thì mới là lạ. Các "đại gia" thậm chí trả lương cho nhân viên môi giới tháng dăm bẩy triệu mười triệu để chúng làm việc cho mình. Khi đó ví dụ lệnh mua bán sẽ có thể được truyền trực tiếp bằng điện thoại di động đến nhân viên môi giới ngồi ở trung tâm giao dịch mà không phải qua công ty chứng khoán nữa. Sự thông đồng này có được do quy trình xử lý thủ công có sự tham gia quá nhiều của con người ở ta. Giả sử có một quỹ đầu tư nào đó đưa ra một lệnh mua hoặc bán lớn có thể làm khuynh đảo thị trường hôm đó, chỉ trong vài phút nhân viên môi giới đã có thể thông tin ra bên ngoài và sẵn sàng nhận chỉ thị của thượng cấp. Nguy hiểm hơn là cũng bởi sự thông đồng ấy, đã nhiều lần trên thị trường xuất hiện những lệnh mua và bán khổng lồ khiến bọn nội trợ đầu cơ đua nhau đặt theo, ấy thế mà vào một cái, cái lệnh to tướng kia biến đâu mất còn lại toàn bọn nội trợ với xe ôm mua bán của nhau, thị trường hôm đấy cứ gọi là thác loạn.

Kết. Cuối cùng thì tôi vẫn đang thắng, gần như cuộc đấu giá nào cũng có mặt và không trúng thì thôi chứ nếu trúng thì giá luôn sát với giá trúng thấp nhất tức giá sàn. Trên sàn niêm yết thì mua được những cổ phiếu tốt tại lúc nó rẻ nhất trong một đợt biến động (không phải là rẻ nhất từ khi nó còn rẻ - nếu thế thì đã giầu to rồi) nên tóm lại thị trường lên thì lãi nhiều, thị trường xuống thì lãi ít chứ chả có gì đáng lo. Nhưng, giống như đi trên một xa lộ khi bạn sở hữu một phương tiện tốt và đủ khả năng để phóng nhanh mà xung quanh bạn toàn những kẻ đần độn ngồi trên những chiếc xe hoen rỉ lở loét mà lại phóng điên dại không theo bất cứ quy luật nào, khả năng đi nhanh, đi xa của bạn cũng bị ảnh hướng lắm lắm. Vì cái bọn kia.

No comments:

Post a Comment