Wednesday, April 15, 2009

Thẻ tín dụng Vietcombank hay là thẻ ăn cướp?


Lời khuyên cho tất cả những ai đang dùng thẻ tín dụng Vietcombank: Hãy hủy thẻ đó đi. Tôi sắp làm việc đó đây.

Tôi không hiểu vì lý do gì, dựa trên cơ sở nào mà Vietcombank tính tỷ giá trên trời cho các chi tiêu bằng ngoại tệ của chủ thẻ. Tỷ giá ấy cao hơn tỷ giá niêm yết tại ngân hàng, cao hơn tỷ giá đi mua ngoại tệ ở chợ đen, cao hơn tỷ giá mua ngoại tệ ở nước ngoài.

Nếu như không có trong tay, và trong cùng thời điểm không chi tiêu bằng cả thẻ tín dụng của một ngân hàng khác là ngân hàng HSBC, thì tôi đã có thể bị lừa rằng cứ hễ chi tiêu ngoại tệ bằng thẻ tín dụng thì tỷ giá nó sẽ cao trên trời như thế đấy, cố mà chịu.

Ví dụ cụ thể đây. Bản sao kê của thẻ tín dụng Vietcombank. Tỷ giá được tính từ 511 VNĐ đến 515 VNĐ cho mỗi Thai Baht.
Nếu đi mua THB ở chợ đen trong thời điểm đang xét, bạn trả cho mỗi Thai Baht là 510 VNĐ.



Photobucket


Còn đây là sao kê của thẻ tín dụng HSBC. Tỷ giá được tính là 488 VNĐ cho mỗi Thai Baht.


Photobucket

Như vậy, chênh lệnh tỷ giá giữa ngân hàng Vietcombank và ngân hàng kia là 5,5%. Với tổng chi tiêu 20 triệu VNĐ, bạn đã bị Vietcombank móc túi tới 1,1 triệu VNĐ.

Mà như thế thì đúng là ăn cướp. Khốn nạn, Vietcombank!

Saturday, February 14, 2009

FABBA = Fucking ABBA

Trước tiên phải giải thích với người hâm mộ là cụm từ "Fucking ABBA" không có ý deface ban nhạc ABBA xịn của Thụy Điển, mà chỉ là một từ bổ nghĩa giúp phân biệt FABBA với các ban nhạc nhái tribute ABBA khác. Kiểu như nếu ta có các ban nhạc nhái Red ABBA, Pale ABBA thì đây ta cũng có cả Fucking ABBA vậy.

Nếu có một "Hội bảo vệ người nghe nhạc" hoạt động với tôn chỉ tương tự như hội bảo vệ người tiêu dùng, những show diễn như show của FABBA ở nhà A1 Triển lãm Giảng Võ thậm chí không được phép tổ chức, cũng như sữa nhiễm melamine không được phép bán vậy.

Ngay từ đầu, tôi đã có đôi chút ngần ngại khi mua vé đi xem buổi biểu diễn này. FABBA, chỉ riêng cái tên đã thấy củ chuối, nhìn vào tên nhóm đã thấy ngay họ không phải là những nghệ sỹ unique, original, thậm chí không phải là nghệ sỹ.

Dù sao cũng đã có không ít trường hợp các ca sỹ cover lại những nhạc phẩm nổi tiếng của các ca sỹ, nhạc sỹ khác mà lại mang đến những cảm xúc mới mẻ cho người nghe và thành công hơn cả những ca sỹ gốc. Ví dụ như Joe Cocker với Come Together, Sean Connery với In My Life (đều cover lại của the Beatles).

Với lại, khi the timing is right thì những sản phẩm giẻ rách cũng có thể tiêu thụ được. Trong đêm đội tuyển bóng đá VN thắng, thì có những thứ đắt mấy người ta cũng mua. Còn trong dịp tết mà chiếu phim "Đẹp từng xăng ti mét" thì cứ gọi là đắt khách thôi rồi. FABBA and/or những người tổ chức show ca nhạc này hẳn cũng ăn theo dư âm của bộ phim musical "Mamma Mia", cũng như album nhạc Mamma Mia đã đứng đầu bảng xếp hạng của Mỹ trong nhiều tuần của năm 2008.

Vậy là tôi mua vé đi xem. Ít nhất, sẽ được nghe những bài hát hay trong một không gian rộng bằng hệ thống trang âm chuyên nghiệp, tận hưởng không khí sôi động khi người xem thậm chí có thể hưởng ứng theo âm nhạc một cách cuồng nhiệt, và các ca sỹ trên sân khấu có khi lại nhảy được gần như trong phim Mamma Mia. Tôi đã nghĩ thế.

Hóa ra không phải. Các thành viên FABBA thậm chí không có tên riêng, vì họ dùng tên của các thành viên ABBA xịn để giới thiệu. Trang phục, cách đi đứng, thậm chí cách hai nữ ca sỹ quay mặt vào nhau khi hát "Take a Chance on me" đều sao chép của ABBA xịn chứ không có sáng tạo gì riêng, chỉ có điều, dường như họ đã copy ABBA xịn bằng một cái máy photocopier cũ rích cho nên bản sao mới thật là mờ nhạt một cách thảm hại. Giọng nữ lúc thì the thé, lúc thì sai cả nhạc như hát karaoke vậy, còn giọng nam lúc hát đoạn điệp khúc trong "Honey honey" thậm chí nhòe đến mức tôi không thật sự chắc chắn là anh ta có hát đoạn đấy hay không, hay là bỏ đi và chỉ chơi nhạc theo giai điện như trong musical Mamma Mia. (btw, đoạn này của ABBA xịn nghe cũng khá dớ dẩn).

Và các nữ ca sỹ thậm chí không biết nhẩy. Đểu thế chứ lại. Thế thì thà đứng im trên sân khấu cho xong, đừng nên di động.

Nghe nói, công ty tổ chức buổi biểu diễn này đã thuê mấy lớp sinh viên đi đón ban nhạc này từ sân bay về, có cả băng rôn, hoa, biểu ngữ đủ cả, đón xong mang về dán đầy trong nhà A1. Băng rôn viết: "WELOVEFABBA".

Chất lượng âm thanh của buổi diễn mới thực sự là thảm họa. Đi xem show gì mà nghe không bằng biểu diễn văn nghệ quần chúng mừng đảng mừng xuân ở vườn hoa Con Cóc. Suốt buổi diễn tôi đã muốn hét to "ĐM thằng điều khiển trang âm", và sau cùng tôi quyết định tội của thằng này có thể được giảm nhẹ vì nhà A1 Triển lãm Giảng Võ hoàn toàn không thích hợp với các show diễn như này, bởi nó vốn là nhà triển lãm, trưng bày, với bốn bề là tường gạch và bê tông. Mà như thế thì đấy là vật liệu không hút âm, tức là âm thanh sẽ phản xạ tứ tung và người nghe sẽ không còn được nghe âm thanh trong sáng, rõ nét nữa. Hình như ngày xưa ở Côn Đảo, các tù nhân từng bị tra tấn bằng cách bị cho vào thùng phi sắt rồi có người đứng ngoài gõ. Như vậy cũng không rõ phản âm hay lỗi của người điều khiển trang âm đã khiến cho tiếng bass, tiếng trống đặc biệt là trong những bài sôi động như Gimme Gimme trở nên có hiệu quả giống như khi bạn tự khum khum lòng bàn tay rồi tát vào tai mình vậy, tức ù tai mà không thấy "bốc".

Nếu có gì đó thú vị đối với tôi khi đi xem show diễn này về, thì đó là trình độ Anh ngữ rất tốt của những người đi xem, mà trong số họ già trẻ đều có cả. Họ hiểu hầu hết những lời người trên sân khấu nói và hát theo rất chuẩn xác.

Saturday, January 24, 2009

Việt Nam nhà quê năm nào cũng phát "Happy New Year" của ABBA vào dịp tết nhất. Why?


Sâm banh hết mẹ nó rồi
Pháo hoa bắn mãi cũng thời đã xong
Tao, mày ngồi đó chong chong
Buồn phiền, mất mát trong lòng rối beng...

Dịch bởi Râu, January 25, 2009

No more champagne
And the fireworks are through
Here we are, me and you
Feeling lost and feeling blue...

Friday, January 9, 2009

Câu nói ngu đầu năm: Băng Sơn: "Xấu hổ cho người Hà Nội"


Nội dung

Ý kiến của Ông Băng Sơn

Ý kiến của Ông Râu

Ông cảm thấy thế nào khi biết tin Hà Nội tổ chức Lễ hội phố hoa?

Tôi thích ý tưởng này lém, tôi đã ngồi sau xe đạp đi dọc phố hoa.

Ý tưởng này rất đần độn. Hồ Hoàn Kiếm là trung tâm thủ nhưng đồng thời các phố xung quanh hồ đều là trục giao thông chính, lượng người và xe đi qua đây rất lớn. Ngay như tôi đây ngày nào đi làm cũng qua khu vực này. Hôm tổ chức lễ hội phố hoa, như mọi ngày tôi cũng đi làm về qua đây, và chứng kiến cảnh giao thông tắc nghẽn vì các quầy hàng bầy tràn cả ra đường, trên phần còn lại của đường đi thì xe máy, ô tô chen nhau nhích từng bước trong không khí nồng nặc mùi khói xe. Hoa đẹp chả thấy đâu, chỉ thấy phiền phức và khó chịu. Không có không gian thì đừng tổ chức này nọ, thế mới là tự biết mình.

Ông đánh giá thế nào về ý thức người Hà Nội qua vụ việc này?

Tôi thấy xấu hổ cho người Hà Nội. Những hành động bẻ cành, phá hoa chỉ của một bộ phận nhỏ, nhưng tiếng xấu cho người Hà Nội nói chung.

Vớ vẩn. Hà Nội lúc nào chả là đất kẻ chợ, nơi tập trung dân giang hồ tứ xứ, thằng bếp, con sen, Xuân tóc đỏ, sinh viên Nghệ An, cửu vạn Thanh Hóa, đến cave Cần Thơ cũng ra đây làm ăn. Lượng người vãng lai và tạm trú đông gấp 3-4 lần dân bản xứ. Những năm đầu 1980, Hà Nội có không đến 2 triệu người, giờ đã hơn 6 triệu, toàn là do dân các tỉnh kéo về cả. Thử xem các game show trên truyền hình, người chơi rặt nói ngọng líu ngọng lô. Dân Hà Nội và văn hóa như tôi, đi đâu thì giữ low profile chứ đông thế thì báu gì mà ra đường hít khói hít bụi. Với lại ông nói xấu hổ cho người Hà Nội làm tôi bật cười vì cái thói quy nạp vội vã, nhưng cũng liên tưởng tới ông tổng giám mục nọ nói nhục nhã, tức xấu hổ khi mang hộ chiếu Việt Nam. Chỉ có điều ông kia nói thì đúng mà diễn đạt có phần thiếu tế nhị, còn ông thì tỏ ra tế nhị mà nội dung lại rặt luyên thuyên.

Khi thấy có người ngắt cành bẻ hoa, nhiều người khác chứng kiến nhưng không tỏ thái độ bất bình hay ngăn cản. Ông nhận xét điều này thế nào?

Không can thiệp vào chuyện của người khác, người ngay lại sợ kẻ gian, thấy người ta móc túi cũng kệ, thấy một hành động sai trái cũng không can thiệp, sợ đánh nhau, sợ va chạm, sợ trả thù. Đó cũng là cái kém của người Hà Nội.

Chẳng lẽ tôi lại nhại thơ rằng ông nói thế thì trâu cũng nể, ngựa bò cũng nể, lợn vẫn cậy mình đần độn thế, thấy ông vậy cũng phải lặng im. Ngày xưa, một lần đang ngồi trên tầu điện đi từ Bờ Hồ lên chợ Đồng Xuân, tôi đã chứng kiến một tên móc túi bị phát hiện, bị truy bắt và bị người dân trừng trị tại chỗ như thế nào. Còn nay thì dân sợ va chạm, không dám phản ứng với kẻ xấu là do bộ máy chính quyền nhu nhược, lực lượng giữ gìn an ninh trật tự bất lực không trấn áp được bọn lưu manh, côn đồ. Những báo lá cải như vnexpress liên tục đăng tin người truy đuổi cướp bị bọn cướp quay lại truy sát cả nhà, rồi thì hiệp sỹ bắt trộm bị chém cụt ngón tay. Cách đây mấy chục năm đã có câu: Đấu tranh, tránh đâu. Cứ thế mãi, thì đến chó là loài vô tri còn tập được phản xạ có điều kiện, huống chi nói đến con người là loài thông minh. Trước thực tế ấy, ông lý giải sai bét. Thứ nhất, tại sao lại đổ lỗi cho nhân dân? Xưa nay có câu“con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”cơ mà. Thứ hai, có riêng gì người Hà Nội đã tập được cái phải xạ có điều kiện ấy? Toàn quốc đấy!

Sunday, January 4, 2009

She may have won an Oscar. But she's too ugly and it makes the film look like shit. Tut mir leid.


Hilary Swank (what a stupid name), ngôi sao của phim Million Dollar Baby, từng đoạt giải Oscar. Quanh việc này có khối lời châm chọc (The Gold, the Poor and the Ugly). Tuy nhiên, không hiểu sao cô lại vào vai nữ chính trong phim tình cảm P.S. I Love You. Hình thức xấu xí của cô đã làm cho bộ phim, bất kể diễn xuất tốt của dàn diễn viên khá nổi tiếng, xem như phân vậy. Sorry.

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket