Sunday, November 25, 2007

Một sáng kiến phò


Gần đây, dư luận bàn nhiều đến chuyện phim sex Hoàng Thùy Linh mà đa số là chê bai rất tiêu cực. Đến cả chính phủ cũng nghiêm khắc phê bình VTV. Thế này thì chả ai có lợi. Em nghĩ, việc gì phải khổ thế. Các cụ bảo rồi: Mỹ nhân thường tác kỹ, mỹ trung hữu chí xú. Đã biết gái đẹp thường hay làm đĩ, ta phải chấp nhận và nên có cách nào đấy mà tây nó gọi là “make the best out of everything”, tức là từ những gì sẵn có ta làm những gì lợi nhất có thể. Với trường hợp Hoàng Thùy Linh này dân ta ngu lâu chưa biết đấy thôi, chứ bên Tây bên Mỹ người ta xử lý hay lắm. Best practice nó như thế này.

Con Paris Hilton và thằng bạn trai làm tình, tự quay phim, sau đó băng sex này được thằng kia phát tán ra công cộng cho cả thế giới xem. Rõ ràng, bản quyền là thuộc cả hai đứa chúng nó. Gia đình con Paris đâm đơn kiện, cơ mà cái lý nó là như thế, có mà kiện đằng giời. Bọn hãng phát hành là bọn Red Light District, một hãng phim porno chuyên nghiệp, sau đó phải trả cho con Paris $400,000 tiền nhuận phim và phần trăm tiền bán đĩa. 400 nghìn Mỹ kim là hơn 2000 tấn thóc của bà con ta đấy ạ. Paris tuyên bố không cần những đồng tiền dơ bẩn ấy và chỉ giữ lại một phần, còn thì phần lớn đem cho từ thiện. Thật là ích nước, lợi nhà, mười phân vẹn cả chín rưỡi.

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Bên Mỹ lại có một con nữa là con Kim Kardashian cũng thuộc dạng socialite được nhiều người biết đến như con Hoàng Thùy Linh. Con này cũng làm tình, quay phim, mà chắc là rút được kinh nghiệm từ vụ con Paris nên thằng bạn trai con Kim đem bán luôn sex tape này cho một hãng phim adult chuyên nghiệp là hãng Vivid với giá $1,000,000. Con Kim sau đó mới thật là ghê gớm, đi kiện hãng này và nhận được những $5,000,000 tiền cát-xê đóng phim tươi mát. Tổng cộng chúng nó vừa hưởng khoái lạc, được nổi tiếng, vừa kiếm được 6 triệu bạc. Số tiền này quy ra thóc thì nhiều quá, em chả quy, chỉ biết rằng sẽ là nhiều, rất nhiều thóc.

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Đất nước mình còn nghèo, đất đai thì không có, kể cả hay lam hay làm một nắng hai sương cũng làm gì mà ra được nhiều thóc như thế. Công nghiệp thì lạc hậu đến độ thà không làm còn hơn, như em phân tích ở bài trước. Còn nếu làm thuê và để tây bóc lột ngay tại quê hương thì cũng chẳng phải là điều gì nhiều ý nghĩa. Một đôi giầy Tây, Mỹ nó thuê làm ở Việt Nam nó chỉ trả $5, ráo mồ hôi là hết tiền, mà sang bên kia nó bán $100-200 liền tay, còn ô nhiễm môi trường thì ta phải chịu. Vậy làm gì bây giờ? Chỉ có làm phò là chuẩn nhất, vì làm phò không cần vốn, không tiêu tốn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường, không đòi hỏi trình độ lao động cao, rất hợp với hoàn cảnh nước ta, mà lại được cái sỹ diện vì chả Tây Mỹ nào bóc lột mình cả, có khi ngược lại là đằng khác. Đúng là cái khó ló cái khôn, cuối đường hầm lại thấy có ánh sáng, dân mình không giỏi cái đấy thì giỏi cái gì, phỏng ạ.

Tất nhiên, phò có dăm bẩy đường phò. Mà phò là cái nghề cổ xưa nhất của xã hội loài người, ai cũng biết thế rồi, cho nên chỉ nói câu làm phò một cách đơn giản thế thì đã chả phải là một sáng kiến. Đề xuất của em giá trị vì khi được triển khai sau rộng nó sẽ nâng nghề làm phò lên một tầm cao mới gọi là phò cao cấp, vì nó tận dụng được sức mạnh của thời đại, đó là:

- Sự lan truyền thông tinh nhanh chóng, rộng rãi và dễ dàng nhờ vào các phương tiện như báo chí, truyền hình và đặc biệt là Internet;

- Sự tiến bộ của công nghệ cho phép hầu như ai cũng có thể tự ghi lại hình ảnh của mình với chất lượng tốt nhờ vào các thiết bị rất sẵn như máy quay phim cá nhân, điện thoại di động;

Cụ thể là:

1. Ta sẽ tạo ra nhiều socialite có tiềm năng, kiểu như Hoàng Thùy Linh. Báo chí, VTV có trách nhiệm bơm, vá, lăng xê làm cho bọn này trở thành người của công chúng;

2. Khi chúng đã đủ nổi tiếng, hãy tổ chức dàn dựng, ghi hình cảnh giao cấu của chúng với người tình, em gọi là đối tác, có thể là đối tác vớ vẩn cũng được. Công chúng không cần quá quan tâm về đối tác, mà nhiều khi việc đối tác đó có phải là một tình nhân mèo mả gà đồng hay không cũng là một đề tài để công chúng bàn luận. Hiệu quả sẽ càng tăng thêm nếu như đối tác cũng có chút thành tích nào đó, hay thậm chí cũng là người nổi tiếng. Khi ghi hình, nhất thiết phải dùng hai loại máy quay, một loại chất lượng thấp là máy quay cá nhân hay điện thoại di động có chức năng quay phim, một loại máy quay là máy quay chuyên nghiệp, ghi được hình ảnh chất lượng tốt.

3. Tiếp theo, hãy tung bản quay chất lượng thấp ra công chúng. Nhờ vào Internet, việc này hoàn toàn không khó khăn.

4. Tạo dư luận trên báo giấy, báo điện tử, diễn đàn, blog, thu hút và định hướng dư luận. Sau đó VTV sẽ dựng chương trình cho đương sự phân bua, xin lỗi, bày tỏ quan điểm, khóc trên truyền hình. Vai trò của VTV đặc biệt quan trọng vì có thể có những người không đọc báo, không dùng Internet chứ còn truyền hình thì hầu như ai ai cũng xem kể cả vùng sâu vùng sa, miền núi, hải đảo. Kết thúc bước này, thông tin về sex tape của đương sự đã được toàn dân biết đến, phấn đấu ra cả quốc tế.

5. Thỏa thuận bản quyền, phát hành DVD bản đẹp. Có thể thêm chút kiện cáo cho nó xôm. Lưu ý: Lúc này thị trường đã đầy đĩa lậu chất lượng thấp, cần tổ chức công an truy quét tịch thu giống như vụ Hoàng Thùy Linh, nhưng không nên làm găng quá đến nỗi không người nào kiếm được đĩa lậu để preview. Chiêu marketing này cũng ví như thả con săn sắt, bắt con cá rô vậy.

Kết quả sẽ là ích nước lợi nhà. Lợi nhuận thu được sẽ không nhỏ, bởi chi phí sản xuất không đáng kể. Các lợi ích kinh tế xã hội khác là: Báo chí bán chạy, VTV thu hút nguời xem, tổ chức từ thiện nhận được tiền từ thiện. Tóm lại là nobody gets hurt. Hãy xem vài hình ảnh của Paris và Kim để lấy cảm hứng.


Nổi tiếng mà lại có tiền, tận hưởng cuộc sống đầy ắp những niềm vui:

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket


Ăn mặc đẹp đi dự tiệc tùng, ôi cuộc sống mến thương:

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket


Tận hưởng thú vui mua sắm:

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket


Trở thành cảm hứng cho giới nghệ thuật:

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Hay lên trang bìa của tạp chí nổi tiếng thế giới:

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Có khi lại được phỏng vấn bởi Larry King:

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Thật là muời phân vẹn cả 11.

Thursday, November 22, 2007

Thương người


Ba chú thợ điện, tuổi chỉ độ hai mấy, mặc bộ đồng phục ngành điện mầu da cam như quần áo tử tù của Mỹ, đến khu nhà mình để tháo dỡ toàn bộ công tơ điện thay mới. Lớ xớ thế nào, nối nhầm mẹ nó thành hai dây pha, điện lập tức tăng từ 220V lên 380V. Lúc đóng cầu dao, TV, tủ lạnh, đèn đóm và các thiết bị điện gia dụng khác đang cắm vào nguồn điện của mấy chục hộ gia đình cháy rụi. Dân tình lập tức ùa ra, bắt tận tay, day tận trán. Thật tội nghiệp mấy chú, đi làm lương đáng bao nhiêu, lần này chắc phải bán cả xe máy đi mà đền dân.

Sunday, November 18, 2007

Made in Việt Nam? No thanks!


Nhiều khi, sự thiếu chất lượng của phương tiện làm hỏng cả ý muốn và nhiệt tình thực hiện cả một quá trình. Trẻ con từ chối đi học vì chúng không có cặp sách mới. Văn phòng chật chội nóng bức thì nhân viên chỉ chực bỏ việc ra ngoài uống cà phê. Lại có nhà văn bỏ mẹ nào đấy viết: “Ở xứ sở tôi (Việt Nam), đàn bà suối tình khô cạn…”. Nếu cứ thế thì ham muốn tình dục cao thế nào được, phỏng ạ.

Tôi thì vừa có vấn đề với phương tiện tập thể dục, đó là đôi giầy chạy. Nó là hàng Việt Nam chất lượng cao giảm giá mua đã lâu mà dùng thì ít. Năm nay lại lấy ra dùng để đi chạy, và chạy được vài lần thì tìm ra nguyên nhân vì sao từ khi có nó thì tinh thần thể dục giảm hẳn. Vì chất lượng của nó không đạt yêu cầu, làm đau và mỏi chân người sử dụng. Việc thay thế nó trở nên hiển nhiên và hết sức cần thiết.

Như vậy là cuối tuần qua tôi vào Vincom, một trung tâm mua bán lớn ở Hà Nội để sắm cho mình một đôi giầy thể thao tốt, với chủ định sẵn là chỉ chọn 1 trong 2 loại hàng hiệu. Hàng hiệu ở đây ý nói đến sản phẩm của các hãng có tên tuổi và được tiêu thụ khắp thế giới, không nhất thiết cứ phải là thật đắt tiền, sang trọng. Tôi đã chọn sơ qua được hai đôi, mẫu mã thì khá ưng ý và chỉ hơn kém nhau một chút, nhưng giá tiền thì khá chênh lệch. Mãi mới nghĩ đến việc xem xem sản xuất tại đâu, thì thấy một đôi sản xuất tại Việt Nam, còn một đôi sản xuất tại Trung Quốc. Made in Vietnam giá chỉ bằng nửa made in China, nhưng cũng đã đến hàng triệu.

Tôi không nghĩ là mình nên bỏ hàng triệu đồng để mua một đôi giầy sản xuất tại Việt Nam. Cấu vặt còn đau hơn cào, tôi đã chọn đôi giầy Trung Quốc, dù nó đắt hơn. Đã có nhiều kinh nghiệm sát sườn về việc này. Năm nay nhân dịp đi công tác tôi đã mua hộ người khác một máy ảnh kỹ thuật số tại Đức, và việc này đã mang lại sự thất vọng cho cả tôi và người sở hữu món đồ đó, không chỉ vì sau mới nhận ra chiếc máy ảnh đó sản xuất tại Việt Nam, mà thực sự chất lượng của nó quá xoàng so với thương hiệu toàn cầu mà nó gắn nhãn.

Chất lượng hạ, giá thành cao là vấn đề của mọi loại hàng hóa sản xuất ở Việt Nam. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng điều này cũng đúng với cả những hàng hóa nặng và cồng kềnh như vật liệu xây dựng. Sắt thép, xi măng nhập khẩu về còn rẻ hơn trong nước sản xuất, mà giá thành lại hạ. Thực phẩm thì đắt không kém châu Âu, và nếu là người đi nhiều bạn cũng sẽ hiểu ra giá dịch vụ ở ta chẳng thua kém gì những nước giầu có nhất.

Chính phủ, hay các cơ quan đoàn thể, hay một người nào nói “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, ý nói hãy dùng hàng nội để góp phần tạo ra các lợi ích kinh tế xã hội một cách gián tiếp, là rất ngu. Lấy trường hợp xe hơi làm ví dụ, nếu mua xe nhập ngoại thì bạn đóng ngay thuế nhập khẩu 60% của giá trị xe, còn xe sản xuất trong nước thì giá thành cuối cùng cũng tương đương mà hãng xe lại chỉ đóng 28% thuế trên phần lãi sau khi đã trừ mọi loại chi phí sản xuất. Vậy mua xe ngoại bạn đóng góp ngay lập tức và trực tiếp cho ngân sách chính phủ. Còn mua xe nội bạn góp phần làm giầu cho một số cá nhân, những người luôn lách thuế bằng mọi cách và bóc lột công nhân bằng cách trả lương rẻ mạt.

Có người bảo, cuối cùng cũng phải làm thế nào để cho sản xuất phát triển chứ? Tôi thì bảo, trình độ sản xuất kém thế thì sản xuất làm gì cho nó hại tài nguyên thiên nhiên? Có công ty xe máy ở Việt Nam mà tôi biết rất rõ, không tự sản xuất dù chỉ là một cái ốc vít. Tất cả đều nhập của Trung Quốc, vì tính cả giá thành vận chuyển thì vẫn rẻ hơn là tự sản xuất lấy. Thế cũng hay, cũng đỡ hại đến cộng đồng, bởi nếu tự sản xuất mà đắt thì lại phải tìm cách bóc lột công nhân và trốn thuế, rồi thì tốn điện, mà điện tức là than, là dầu, là nước. Rồi thì lại thải ra khói, bụi, rác và các chất độc hại khác cho môi trường.

Made in Vietnam? No thanks!

Wednesday, November 14, 2007

Tạm nghỉ dưỡng thận


Chứng khoán Việt Nam hôm nay bùng phát. (Hầu như) Tất cả mọi cổ phiếu đều tăng, mà là tăng kịch trần. Nếu như hôm qua có một phụ nữ đã khóc tu tu trên sàn giao dịch, thì hôm nay theo tường thuật trực tiếp truyền về, người ta lại thấy chị ta lại khóc vì tiếc của. Nhưng nếu như hôm qua còn có người thông cảm và xót xa cho người đàn bà này, thì hôm nay đa phần cảm thấy thế là nực cười. Trading là cuộc chơi luôn bao gồm cả lòng tham và nỗi sợ hãi và để chế ngự chúng, traders phải tự đặt ra những luật chơi riêng cho chính mình mà một khi đã hành động theo đúng những nguyên tắc ấy rồi thì bất kể thị trường biến động thế nào cũng không nên tham lam và không cần phải sợ hãi. Nhiều người thấy thị trường tăng, đã huyễn hoặc những viễn cảnh quá lạc quan hoặc tự dằn vặt mình vì đã bán sớm. Song le, người ta đã không để ý rằng bán chứng khoán vào cuối ngày hôm nay cũng chỉ giống như đầu ngày hôm qua.

Tôi thì cho rằng sự đột ngột tăng trở lại của thị trường chỉ là một diễn biến bull trap, hay là dead cat bouncing mà thôi. Dù sao thì tôi cũng đã bán hết CP của mình theo tỷ lệ 8-4-2-1 và hôm nay chính là ngày mà những cổ phiếu cuối cùng khăn gói ra đi để đổi lấy tiền mặt, loại phiếu ông nội của các loại cổ phiếu. Và vì thu được nhiều tiền hơn dự kiến nhờ vào cơn điên của những người tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam, đã đến lúc tự thưởng cho mình một cái gì đó, cho phép mình hưởng thụ một chút để bù lại những ngày tháng 9 tháng 10 vất vả, đầy toan tính và luôn luôn stress. Một chuyến du lịch nước ngoài cho bản thân và gia đình, một laptop mới chăng? Hãy mặc kệ thị trường trong lúc cuộc chiến giữa con bò và con gấu còn chưa ngã ngũ. Hãy tạm nghỉ dưỡng thận một thời gian để khi trở lại với tinh lực dồi dào, đầu óc tỉnh táo, ta cùng ngâm vang câu thơ:

Đường cách mạng còn dài
Thì bạn ơi hãy bước
Bước thật dài, thật chắc!

Tuesday, November 13, 2007

Die tote Börse


Thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay đã sụp đổ, và nhà nước đã có thể tính đến việc đóng cửa thị trường một thời gian để trấn an dân chúng.

Tình trạng vô chính phủ hay nói cách khác là sự bất lực của quản lý nhà nước thể hiện ở hầu hết các mặt của đời sống kinh tế xã hội ở Việt Nam nhiều khi cũng hay, và tạo điều kiện cho những ai biết "vận dụng cơ chế" để kiếm lợi. Nhưng cũng chính cơ chế này khiến cho xã hội trở nên không công bằng, văn minh và đầy rẫy bất ổn. Nếu có những người thích thú vì ở Việt Nam dễ trốn thuế hay thậm nhiều khi đơn giản là chính phủ không thu thuế, thì có những người lại lo ngại về chế độ phúc lợi xã hội tồi tệ hay có thể nói là không có gì. Đánh thuế thu nhập cao? Tốt thôi, nhưng lúc người ta thất nghiệp thì có trợ cấp hàng tháng không?

Như trong một tình huống hay xảy ra trong một trò chơi game 3D chạy trên PC mà tôi có thời chơi thường xuyên, the bad guys nói với the good guy: You have the gun, you make the rules! Trong tình huống đó, nếu the good guy (do người chơi thủ vai) không làm gì cả, hoặc bắn chết the bad guy thì đều thua cuộc. Bởi để đạt được mục đích của trò chơi thì the good guy không tự mình làm được mà cần có sự giúp sức của bad guys, dĩ nhiên, dưới sự không chế của luật chơi. Có lẽ, các quan chức chính phủ và những người làm luật
ở Việt Nam cũng nên chơi điện tử (dân gian gọi nôm na chơi games là chơi điện tử) để những động tác hành xử như trên ngấm vào người thành phản xạ.

Việc thị trường chứng khoán sụp đổ, cộng với lũ lụt lịch sử tàn phá miền trung, dịch bệnh hoành hành ở miền Bắc, kinh tế đi xuống, sản xuất khó khăn, lạm phát và giá cả leo thang, xã hội đầy rẫy những chuyện bất bình thương tâm, làm người ta có lý do để nghĩ rằng người Việt Nam đang làm cái gì đó sai, rất sai. Nếu ở thời phong kiến có lẽ vua chúa đã phải lập đàn thờ cúng tế trời đất để cầu xin.

Cái trò chơi PC kia, hóa ra lại rất đời. Không làm gì cả khi mà anh cần phải làm gì đó, so với làm cái gì đó mà sai, về bản chất là như nhau cả.

Monday, November 12, 2007

Run! Run for your life!

Theo tường thuật trực tiếp truyền về, trên hiện trường các sàn chứng khoán sáng nay chúng tôi thấy rất nhiều guốc dép của dân buôn chứng bỏ lại sau cuộc tháo chạy thục mạng xảy ra vào cuối phiên giao dịch. Có người chạy xong vừa thở hổn hển vừa tâm sự: mới thứ 6 (tức là phiên trước) lỗ có 90 triệu tiếc rẻ chưa bán, để đến hôm nay mới thêm có 1 hôm đã lỗ 200 triệu. Thật xót xa. Vì sao lại thế?

Một trong những hành vi thú vị của thị trường chứng khoán là trước khi con mèo chết, hay xảy ra hiện tượng dead cat bouncing. Trong phiên giao dịch thứ 6, giá chứng khoán đang giảm dần từ đầu phiên bỗng đến cuối phiên lại tăng nhẹ. Một số người vì thế ngừng bán ra, thậm chí lại ra lệnh mua vào. Hiện tượng này còn duy trì đến nửa đầu phiên giao dịch sáng nay, thứ 2, cho đến cuối phiên thì con mèo gục hẳn, bẹp như gián.

Run! Run for your life!

Sunday, November 11, 2007

The Bourne Ultimatum: Finally a good movie for my weekend


Vừa xem xong The Bourne Ultimatum, một phim hành động hấp dẫn của năm 2007. Các tình tiết diễn biến rất nhanh mà hợp lý chứ không tô vẽ kiểu bố láo ăn cắp như các phim James Bond. Khi mà Hollywood đã làm quá nhiều phim hành động có các pha rượt đuổi bằng ô tô trên đường, ám sát, bắn tỉa, đấm nhau, gài mìn (thể nào khi gài mìn cũng có cái đồng hồ điện tử đếm ngược để cho đối phương còn biết thời gian mà tháo gỡ, LOL) mà mình đã xem rất nhiều thì Bourne Ultimatum quả là một điểm sáng của năm khi mà vẫn hấp dẫn đến độ khiến cho người xem không thể đoán trước được kết thúc của phim. Thuộc thể loại tương tự là series Prison Break, series phim cũng bám quanh cái lõi là cuộc chiến đương đầu với CIA, những kẻ được mô tả là nắm trong tay sức mạnh công nghệ khủng khiếp, công cụ tài chính dồi dào và sức mạnh chính trị ở mức chính phủ, cho phép chúng dễ dàng biết bất cứ ai đang ở đâu, đang nói gì, đang đi hướng nào, kiểm soát tài khoản tiền trên toàn cầu và có thể bắt cũng như ám sát người bên ngoài biên giới nước Mỹ. Bourne cứ phải là được Series Prison Break gọi bằng cụ. Highly recommended.

Mình thích phim ảnh, nhưng đi xi-nê nhất là ở Việt Nam thì không thực sự thích thú lắm. Lý do là phim không thực sự mới, khán giả văn hóa thấp; chất lượng rạp, bao gồm cả âm thanh và hình ảnh, xoàng. Trong những nguyên nhân làm cho âm thanh ở rạp kém dù nhiều rạp đã có cố gắng đầu tư trang thiết bị hiện đại là tất cả các rạp ở ta khi chiếu phim nước ngoài đều sử dụng hình thức đọc thuyết minh, mà như thế thì âm thanh thật của phim bị ảnh hưởng nặng, có lúc chả thấy hiệu quả gì, thứ nữa là dịch rất hay sai và không diễn cảm. Ví dụ như lúc trên trên màn ảnh các nhân vật nam nữ đang diễn trò mây mưa thì cái giọng thuyết minh đần độn nhạt nhẽo và vô cảm cứ xướng lên ông ổng chả còn tí lãng mạn nào, còn khi các pha hành động diễn như chớp ra thì nhà rạp lại phải vặn bé volume để tiếng thuyết minh còn có thể nghe thấy được. Cách đây một quý, mình nhịn ăn sáng một tuần mua vé giá tận 5 vạn đồng để đi xem phim Harry Potter and the Order of Phoenix. Xem xong thì mình biết là từ nay các rạp chiếu phim ở Việt Nam sẽ không móc được một đồng nào từ túi mình ra nữa. Rạp chỉ dành cho những đứa câm điếc về ngoại ngữ và trai gái chim nhau. Từ nay ta về ta tắm ao ta, dù to dù bé ở nhà vẫn hơn. Tốn có 2 cân điện mà chả phải đi đâu, muốn nằm, muốn ngồi hay nửa nằm nửa ngồi tùy thích. Một bộ phim tiếng Anh ngoài nội dung hấp dẫn lại thêm ânh thanh và hình ảnh hoành tráng quả là một cách không tồi để tiêu một buổi chiều Chủ nhật tại nhà.

Friday, November 9, 2007

Chạy mất dép!

Thị trường sụt giảm quá nhanh, đã túc tắc bán ra dần từ tuần trước cho đến hôm qua, thậm chí chiều qua còn tí tởn viết blog "Tẩu vi thượng sách" có tính triết lý rất cao, vậy mà đến sáng nay còn một ít cổ phiếu vẫn không chạy kịp. Thật là một cơn lũ lịch sử, khi mà thời gian giảm của cổ phiếu có thể tính bằng phút. Cứ một chốc lại phải sửa lệnh bán xuống thấp hơn nữa mới hòng có một thằng dở hơi nào đó rước đi cho mình. Cổ phiếu hôm nay thật như mấy con đĩ già ma chê quỷ hờn, gặp ai cũng phanh hết cả hạ bộ ra để mua chuộc hòng bán mình bằng mọi giá. Công nhận tởm.

Vậy mới hay, cũng có rất nhiều người âm thầm suy nghĩ giống mình. Lession learnt: Không những phải nghĩ trước, mà còn cần phải làm thật nhanh, trước phần lớn mọi người khác.

Muốn kiếm nhiều tiền thì phải tư duy thật nhiều.

Nhưng kể mà nói trong lúc chạy tuột cả dây giầy thì cũng tranh thủ nhặt được một số guốc dép của bọn khác bỏ lại. Có đứa còn sợ hơn mình, tja.

Thursday, November 8, 2007

Tẩu vi thượng sách!

Trong giai đoạn này, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm nhiều hơn tăng, chỉ số VnIndex cứ tiến một bước lại lùi 3 bước. Giá cổ phiếu liên tục giảm, nhà đầu tư, đầu cơ tổ chức cũng như cá nhân đều thiệt hại. Lại một lần nữa, hãy suy nghĩ như một chiến sỹ du kích: Trong một cuộc chiến, đóng góp của du kích chỉ có ý nghĩa khi du kích chiến đấu bên phe thắng trận. Nếu không có phe nào thắng cả, thì tất cả các bên hoàn toàn không cần phải chiến đấu làm gì cả - If neither side is winning, we don't need to fight at all!

Vậy có nghĩa là trong giai đoạn suy thoái này, thoát khỏi thị trường là phương sách tốt nhất.

Tuesday, November 6, 2007

Whose side are you on?

Ai đang thắng trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

Khi tham gia trading trên thị trường chứng khoán, cần phải có cách tư duy của một chiến sỹ du kích. Du kích cần chiến đấu bên phe thắng trận, hay nói đúng hơn là chiến đấu cùng với phe thắng, và không nên đặt mục tiêu lập công cho phe thua. Mục đích tối thượng là kiếm thật nhiều lợi nhuận cùng với phe thắng, chứ không phải là mua thấp bán cao trong một xu hướng diễn biến của thị trường nào đó. Nếu không theo chiến lược này, về dài hạn chắc chắn là thất bại. Vấn đề quan trọng nhất là, xác định phe nào là phe thắng để đứng về bên đó.

Khi phân tích số liệu của thị trường Việt Nam, có thể thấy rằng phần thắng đang thuộc về các quỹ, tổ chức đầu tư và các nhà đầu tư lớn mà người ta hay gọi một cách dân dã là đại gia. Hãy xem xét số liệu sau đây về cổ phiếu DPM, cổ phiếu được đại gia, tổ chức và cá nhân săn lùng trong thời gian sắp niêm yết khiến cho giá của nó đã tăng giá gấp đôi cho đến khi chính thức được giao dịch trên sàn vào ngày 5/11/2007. Oái oăm thay, khi đó nó lại sụt giảm một cách thê thảm.

Giao dịch của cổ phiếu DPM ngày 5/11/2007 (Phiên giao dịch 1660, nguồn: SSC):

Số lệnh đặt mua: 2.601
Khối lượng đặt mua: 4.384.050
-> Khối lượng trung bình mỗi lệnh mua: 1700
-> Giá trị trung bình mỗi lệnh mua: 160 triệu VNĐ

Số lệnh đặt bán: 998
Khối lượng đặt bán: 6.635.610
-> Khối lượng trung bình mỗi lệnh bán: 6650
-> Giá trị trung bình mỗi lệnh bán: 640 triệu VNĐ

Giao dịch của cổ phiếu DPM ngày 6/11/2007 (Phiên giao dịch 1661, nguồn: SSC):

Số lệnh đặt mua: 560
Khối lượng đặt mua: 572.750
-> Khối lượng trung bình mỗi lệnh mua: 1020
-> Giá trị trung bình mỗi lệnh mua: 92 triệu

Số lệnh đặt bán: 688
Khối lượng đặt bán: 3.528.810
-> Khối lượng trung bình mỗi lệnh bán: 5100
-> Giá trị trung bình mỗi lệnh bán: 460 triệu VNĐ

Như vậy có thể nhận ra rằng:

- Bên mua chủ yếu là các nhà đầu tư, đầu cơ cá nhân nhỏ lẻ, bên bán là các tổ chức lớn, đại gia chứng khoán.
- Bên bán biết rất rõ mình muốn gì, bán ra để hiện thực hóa lợi nhuận, còn bên mua đang ngơ ngác, hoài nghi, thử thời vận.
- Khỏi phải nói nhiều, phần thắng chắc chắn thuộc về bên bán với lợi thế về sức mạnh tài chính cho phép họ điều khiển và dẫn dắt cuộc chơi.

Vậy bạn sẽ đứng về bên nào?