Tuesday, November 13, 2007

Die tote Börse


Thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay đã sụp đổ, và nhà nước đã có thể tính đến việc đóng cửa thị trường một thời gian để trấn an dân chúng.

Tình trạng vô chính phủ hay nói cách khác là sự bất lực của quản lý nhà nước thể hiện ở hầu hết các mặt của đời sống kinh tế xã hội ở Việt Nam nhiều khi cũng hay, và tạo điều kiện cho những ai biết "vận dụng cơ chế" để kiếm lợi. Nhưng cũng chính cơ chế này khiến cho xã hội trở nên không công bằng, văn minh và đầy rẫy bất ổn. Nếu có những người thích thú vì ở Việt Nam dễ trốn thuế hay thậm nhiều khi đơn giản là chính phủ không thu thuế, thì có những người lại lo ngại về chế độ phúc lợi xã hội tồi tệ hay có thể nói là không có gì. Đánh thuế thu nhập cao? Tốt thôi, nhưng lúc người ta thất nghiệp thì có trợ cấp hàng tháng không?

Như trong một tình huống hay xảy ra trong một trò chơi game 3D chạy trên PC mà tôi có thời chơi thường xuyên, the bad guys nói với the good guy: You have the gun, you make the rules! Trong tình huống đó, nếu the good guy (do người chơi thủ vai) không làm gì cả, hoặc bắn chết the bad guy thì đều thua cuộc. Bởi để đạt được mục đích của trò chơi thì the good guy không tự mình làm được mà cần có sự giúp sức của bad guys, dĩ nhiên, dưới sự không chế của luật chơi. Có lẽ, các quan chức chính phủ và những người làm luật
ở Việt Nam cũng nên chơi điện tử (dân gian gọi nôm na chơi games là chơi điện tử) để những động tác hành xử như trên ngấm vào người thành phản xạ.

Việc thị trường chứng khoán sụp đổ, cộng với lũ lụt lịch sử tàn phá miền trung, dịch bệnh hoành hành ở miền Bắc, kinh tế đi xuống, sản xuất khó khăn, lạm phát và giá cả leo thang, xã hội đầy rẫy những chuyện bất bình thương tâm, làm người ta có lý do để nghĩ rằng người Việt Nam đang làm cái gì đó sai, rất sai. Nếu ở thời phong kiến có lẽ vua chúa đã phải lập đàn thờ cúng tế trời đất để cầu xin.

Cái trò chơi PC kia, hóa ra lại rất đời. Không làm gì cả khi mà anh cần phải làm gì đó, so với làm cái gì đó mà sai, về bản chất là như nhau cả.

1 comment:

  1. E đồng � với c�u cuối của b�c. :(

    ReplyDelete