Friday, December 14, 2007

"em" Bình và túi phân khổng lồ


Cách đây không lâu, báo, đài, VTV (bọn này thì thối hoăng rồi) đưa tin về vụ "em Bình", một em gái "đáng thương" bị vợ chồng chủ quán phở hành hạ suốt mười mấy năm, ầm ĩ đến độ chính phủ cũng phải trực tiếp cho ý kiến xử lý. Dân ta phần đông văn hóa thấp (lời anh Typn: Dân An Nam mình ngu thật!), ít người chịu động não hoặc giả là trong hộp sọ toàn bã đậu, động mạnh nát mẹ nó mất, cho nên rất dễ tiếp nhận ngay tắp lự ý kiến của người khác mà tôi gọi là secondhand ideas. Thấy báo đài làm ầm lên như vậy cũng đua nhau hùa theo: Ối giời ơi, khốn nạn quá, tống đi tù mọt gông cái đôi vợ chồng vô nhân tính ấy đi. Đúng là ngu dân, cấm bao giờ tự nghĩ được cái gì. Sao họ không nghĩ: Mẹ "em Bình" chửa hoang thế nào không biết mà đẻ ra "em" chẳng chịu nuôi. Họ hàng nhà "em" cả một lũ sờ sờ ra chứ có chết đi đâu đâu mà không đón "em" về dưỡng dục ngay cả sau này khi sự việc vỡ lở lên báo đài, mà vẫn dành phần nuôi nấng "em" cho ông Đạt 72 tuổi ở Hải Dương. 13 năm vợ chồng anh bán phở đã cho "em Bình" cơm ăn áo mặc và chỗ nương thân, để rồi một ngày "em" phản thùng tố ông bà chủ vào tù. Tôi nói với người xung quanh: Khổ thân vợ chồng nhà ông ý! Còn "em Bình", cái đứa ăn cháo đái bát này cũng chả ra cái đếch gì đâu!

Y rằng! Vài tuần sau, là hôm nay, khi báo lá cải đăng chuyện này:

"em Bình" từ chối sống ở Hải Dương


thì lại có thêm một minh chứng nữa cho việc cả cái làng báo Việt Nam hiện nay không trừ VTV, là một túi phân khổng lồ! Ngu dân bị báo chí, VTV đánh lừa bằng những câu chuyện không trung thực, dư luận bị định hướng và đây không gì khác chính là một biểu hiện của chủ nghĩa phát xít khi mà con người bị kiểm soát về mặt tinh thần. Nhưng mỉa mai thay:

Những ngày qua khi nổi lên vấn đề chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa thì báo chí đã ở đâu?

Tại sao chuyện Hương Lãm quái xế xe điên được xóa sạch khỏi báo điện tử nhiều người đọc nhất Việt Nam là vnexpress?

Hãy tìm kiếm trên google và bạn sẽ thấy kết quả thú vị:
Porsche Cayenne hương site:vietnamnet.vn
Porsche Cayenne hương site:vnexpress.net


Kết luận


Ngày nay, khi bị kiểm duyệt gắt gao còn hơn cả thời Pháp thuộc, báo chí chỉ còn là công cụ phục vụ nhà cầm quyền hoặc mua vui vô thưởng vô phạt. Vì vậy hơn bao giờ hết, chỉ nên cho phép chúng
cung cấp cho ta các sự kiện thực tế (facts), còn thì đừng để chúng cướp đi của ta cái quyền tự suy luận và tư duy (reasoning).


Dưới đây là bài viết mới nhất về "em Bình" (nguồn: ngoisao.net)

Câu chuyện về cuộc sống tù hãm của Bình trong suốt 13 năm đi ở gây xôn xao dư luận trong suốt những tháng vừa qua tưởng đã có một kết thúc có hậu khi Bình nhận lời theo ông Đạt, chủ cơ sở bánh đậu xanh Nguyên Hương về sống Hải Dương sống, học chữ, học nghề. Nhiều người tỏ ra vui mừng thay cho Bình khi biết ở nơi ở mới, Bình được người ông nuôi tốt bụng cho rất nhiều thứ: từ nhà cửa, xe máy, xe đạp, ti vi, 10 triệu đồng tiền mặt và quan trọng nhất là được học chữ, học nghề làm bánh đậu xanh. Thế nhưng, chỉ nửa tháng sau đó, Bình đã thay đổi ý định. Em nằng nặc đòi về ở với bà Bình "Bò", người đã giải cứu mình.

Lý do Bình nói với ông Đạt khi muốn về trang trại của con gái bà Bình ở Hà Tây là: "Ông nói coi cháu như cháu nội thì ông phải cho cháu ăn cơm cùng ông chứ. Đằng này ông để cháu tự nấu ăn cơm một mình một nhà, cháu buồn lắm. Cháu muốn về trang trại của bà Bình, ở đó cháu được ăn cơm cùng với các anh chị người làm".

Ông Đạt tâm sự: "Tôi thật lòng không biết nói sao trước ý muốn này của cháu. Nhà riêng của tôi ở chỗ khác, hàng ngày, tôi phải qua lại trông nom xưởng làm bánh, rồi đến nhà Dưỡng Thiện để thăm các cháu, có khi ở lại ăn cơm, có khi về nhà ăn cùng gia đình. Ở đây, cháu Bình được ở riêng một nhà giống như tất cả các cháu mồ côi khác, các cháu cũng đều tự nấu ăn lấy cả mà. Tôi nghĩ Bình còn trẻ con nên không hiểu hết mọi chuyện".

Không chỉ có thế, Bình kêu ca với mọi người rằng ông Đạt chỉ chu cấp cho mình 500.000 đồng một tháng, không đủ tiền ăn, tiêu vặt và xăng xe. Ông Đạt nói: "Đúng là tôi đã nói với cháu trong 3 tháng đầu tiên học nghề, tôi sẽ cho cháu 500.000 đồng. Sau đó, khi cháu đã thành thạo công việc, cháu sẽ hưởng lương như các công nhân khác, khoảng 1 triệu trở lên, ăn theo sản phẩm. Với mức sống ở Hải Dương, cháu lại không phải thuê nhà, sắm sửa đồ dùng sinh hoạt gì, 500.000 đồng không phải là thiếu thốn. Tôi muốn cháu học nghề là muốn cháu có cần câu cơm chứ không muốn cho cháu những cái gì có sẵn vì tương lai cháu còn dài".

Sau khi lên Hà Nội để khám sức khỏe chứng thương, Bình ở lại hẳn nhà bà Bình, không về Hải Dương nữa. Cô đã liên lạc với công an phường Thanh Xuân, nơi ông Đạt lên đón nhận Bình về nuôi, nói muốn rời khỏi nhà ông Đạt. Ông Đạt lại lặn lội lên Hà Nội. Tại trụ sở công an phường, Bình đã nói những lời gay gắt: "Cháu ở nhà Đức - Phương 13 năm bị giam hãm, nay về với ông cũng bị giam hãm nữa, cháu không chịu được". Ông Đạt gần như khóc trước mặt gần hai chục cán bộ công an phường và cay đắng nói: "Cả đời ông đi làm việc thiện, giờ ông mới thuộc câu các cụ dạy "làm phúc phải tội", "thương người thì khó đến thân". Giờ cháu "tố" ông thế này, ông cảm ơn cháu đã mở mắt cho ông!". Các cán bộ phường phải an ủi mãi ông lão 72 tuổi mới nguôi ngoai.

Sự tình câu chuyện "giam hãm Bình" được ông Đạt kể như sau. Ngay tối hôm sau khi về Hải Dương, Bình đã đi chơi đến tận 23h mới về. Khu nhà Dưỡng Thiện nằm trên vùng đất dân cư mới giải tỏa, xa trung tâm, ban đêm thường rất vắng vẻ vì xung quanh nhiều đồng không mông quạnh và gần đường cao tốc quốc lộ 1A. Bởi vậy, ông Đạt cẩn thận luôn dặn dò Bình và các cháu mồ côi trong nhà không nên đi chơi quá khuya, lạ nước lạ cái dễ sinh chuyện. Nhưng Bình đã không nghe lời nên hôm sau, ông Đạt bảo 2 em cùng sống trong nhà Dưỡng Thiện đến xem tivi và ngủ lại với Bình, và nhờ một anh hàng xóm nếu thấy 22h mà ba cô gái còn thức thì anh sang giục đi ngủ và khóa thêm một cái khóa ở ngoài, "nhỡ chúng nó lại bỏ đi chơi". Bình thấy có khóa ngoài thì nghĩ ngay là ông Đạt giam hãm mình và từ đó nhất định đòi lên Hà Nội.

Với ông Đạt, chuyện về Bình làm ông đau đầu, nghĩ ngợi suốt những ngày qua. Biết tin Bình về trang trại thích thú với việc chăn nuôi và sống tập thể với mọi người, ông cho rằng đó là cái số của Bình và cái duyên của ông với một thân phận khổ ải cũng chỉ đến thế.

Wednesday, December 12, 2007

A! Bây giờ thì em đã hiểu!

Em vốn thạo toán, lại ưa lý luận, trước giờ thường không tin vào những gì người ta bảo sẵn là đúng mà thường tự mình tư duy cho đến khi rút ra kết luận, mà những kết luận ấy không phải là lúc nào cũng giống nhận thức chung của đám đông. Những lúc như vậy thường lấy làm sướng khoái lắm.

Ví dụ đi máy bay đường dài ai cũng biết là trên tầu bay thường có màn hình thông báo thời gian, vận tốc, độ cao, nhiệt độ và vị trí của máy bay trên bản đồ. Có lần em mang vào diễn đàn Tathy hỏi, này thế cái họa đồ máy bay đang di chuyển đấy là thật hay fake nhỉ? Chúng nó đua nhau trả lời, thật chứ, dễ bỏ xừ, tính toán ra tọa độ của tầu bay rồi đặt lên bản đồ phát xong ngay. Em thì bảo, tathy thế thì ngu, thiếu tinh tế quá. Tuy nhiên giả thiết cần được chứng minh. Y rằng đi đêm lắm có ngày gặp ma. Một hôm em đương đi tầu bay từ Hà Nội vào Sài Gòn thì nhìn thấy trên màn hình tầu bay đang ở gần Đài Loan, còn nơi đến (destination) thì lại là Busan Hàn Quốc. Em buồn cười vỡ bụng, gọi tiếp viên bảo ê bật nhầm băng rồi em ơi. Bọn tiếp viên ngượng quá, tắt màn hình từ lúc đó đến khi hạ cánh.

Còn bây giờ thì em cũng mới hiểu ra một điều, xin đi thẳng vào vấn đề luôn như sau.

(đi ngủ đã, lúc nào viết tiếp)

Saturday, December 8, 2007

Chính sách biên giới của người Tầu


Mấy hôm nay tuy đài báo chính thống không đưa tin về vụ người Tầu lập địa giới hành chính quản lý vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng vụ việc đã được cộng đồng dùng Internet Việt Nam đang sống ở khắp nơi thảo luận khá sôi nổi và tâm huyết. Xin kể lại những gì tôi đã tận tai nghe được mà có lẽ không bao giờ đăng trên báo chí trong nước.

Trong chuyến đi Cao Bằng hồi đầu năm nay, tôi và anh bạn đồng hành đến chơi nhà một người bạn lâu năm sống ở thị xã Cao Bằng. Người vợ họ Nông, có quan hệ họ hàng gần với vị lãnh đạo cao cấp của Đảng. Cả hai vợ chồng đều là cán bộ ủy ban. Sau một ngày đi liên hệ công tác khá mệt mỏi, bữa cơm tối tại gia đình có vài chén rượu là lúc ai nấy đều thư giãn, thả lỏng cơ thể và lời ăn tiếng nói. Chuyện thì nhiều, nhưng chúng tôi ấn tượng và day dứt nhiều nhất về những gì được nghe về chính sách đường biên của người Tầu do chính những người dân vùng biên kể lại.

Vì sao người Tầu lại hơn chúng ta? Có lẽ quan trọng nhất là họ có chính sách đường lối đúng đắn, bài bản đâu ra đấy. Câu chuyện dân dã vẫn thường nghe ở quán nước vỉa hè, rằng người Tầu đông như thế thì chỉ cần mỗi người tiểu tiện một bãi cũng đủ ngập cả Việt Nam. Đúng, nhưng sẽ cần có người chỉ huy cái đám người tiểu ấy vì không cẩn thận thì sẽ tiểu tung tóe vào chính chân mình và làm ngập lụt chính chỗ mình đang đứng. Người Tầu làm được việc ấy vì họ có lãnh đạo hô những câu như: Tất cả, sang trái 3 bước, tiến lên 5 bước, đái!

Ở vùng biên, nông dân Trung Quốc được chính phủ hỗ trợ sinh sống và làm ăn, nông phẩm làm ra được thu mua giá cao, nhiều hàng hóa được cung cấp miễn phí. Thậm chí đến mức người Tầy người Nùng người Mèo sống ở vùng đất thuộc Việt Nam, nhiều khi cùng dòng máu với với những người bên kia biên giới cũng vượt biên sang đất bên kia để trở thành người Tầu, để được hưởng ưu đãi. Nhiều khi bỏ đi rồi họ lại quay lại, và rõ ràng nơi nào có người Tầu sống thì nơi đó là đất Tầu.

Thật khó có thể hình dung ra trong thời đại văn minh này mà người Tầu vẫn áp dụng những thủ đoạn hèn hạ và khó coi như việc cho dân ném đá sang phía Việt Nam. Không mái ngói nào có thể chịu được những trận mưa đá ấy nên nhà dân ở đây chỉ có lợp lá.

Trước những hành động khiêu khích không chính thức của dân thường Tầu, phía Việt Nam mà phản ứng gì thì bên kia đã có quân lính, áp đảo quân Việt Nam về số lượng và trang bị, thường trực ở khu vực, sẵn sàng đáp trả một cách tàn bạo mọi hành động trả đũa của phía Việt Nam. Trong những cuộc đọ súng, phần thua luôn luôn thuộc về bộ độ biên phòng Việt Nam vốn yếu về mọi mặt và những sự việc này luôn luôn được ỉm đi, không ai biết đến cả.

Đám lính Tầu này đêm đêm không có việc gì làm thường đi đào cột mốc biên giới khiêng đi vài trăm mét vào trong lãnh thổ Việt Nam và… chôn xuống.

Cũng bài này người Tầu đã áp dụng để lấn biên giới phía Đông của người Nga, nhưng đất ở đó rộng nên mỗi lần lính Tầu khênh cột mốc biên giới đi đến 10-15 km. Người Nga cũng chả phải vừa, họ đem vũ khí hóa học của mình để thử nghiệm phun vào lính Tầu. Ác đến nỗi phun hóa chất xong lại đem vệ sinh sạch sẽ đem trao trả cho Trung Quốc. Người Tầu vốn đông, mất beng đi vài trăm tên lính thì chả có gì phải nghĩ, nhưng giờ lại phải chăm sóc bọn nhiễm độc dở người dở ngợm này cả đời hoặc thủ tiêu luôn, phương án nào cũng bất cập cả. Ai bảo người Nga là không thâm nào.

Với những chính sách và hành động toàn diện như vậy, nên trong giữa thời bình mà chúng ta quả thật phải dùng từ “bám trụ” để mô tả cuộc sống của người dân, cán bộ và chiến sỹ ở các vùng biên giới phía Bắc. Vợ chồng anh bạn họ Nông của chúng tôi kết luận: “Khó khăn lắm các anh ạ”.

Người Tầu tiểu vào Việt Nam theo những cách bài bản có tính toán mà tôi cho rằng không khác gì khủng bố. Thế mới khó chịu vì nó làm anh ăn không ngon ngủ không yên và lúc nào cũng trong tâm trạng nơm nớp như Mỹ sợ Al-Qaeda đánh bom vậy.

Nhưng nước Mỹ thì giầu có về của cải và nguồn lực. Việt Nam thì biết bấu víu vào đâu?

Friday, December 7, 2007

Seagames đã đến lúc cần được xóa bỏ


Seagames là cái giải thể thao nho nhỏ giữa mấy quốc gia Đông Nam Á mà chả mấy ai để ý. Tại SGs 24 đang tổ chức tại Thái Lan, báo đài đưa tin về các đội tuyển vận động viên các nước tham dự SGs phải sống trong những căn nhà cấp bốn chật chội nhếch nhác như nhà trọ sinh viên, cách khu vực thi đấu tới 300 kM. Có vẻ như chính các nước trong khu vực cũng chẳng coi SGs ra gì.

1. Nếu đây là một giải phong trào quần chúng cho vui cửa vui nhà, thì phải lấy vui làm chính, đặt mục tiêu giao lưu, tuyên truyền thể thao văn hóa lên hàng đầu. Mà đã là phong trào thì không cần quá coi trọng thành tích, đặt mục tiêu huy chương là quốc hồn quốc túy như hiện nay.

2. Nếu là giải thi đấu chuyên nghiệp, đỉnh cao, tại sao lại có chuyện:
- Mỗi kỳ đại hội mỗi danh sách môn thi đấu, chả theo một chuẩn nào;
- Có những môn chỉ có 3 nước tham dự, trước sau ai chả có huy chương;
- Lại còn nhất nhất tôn vinh nước chủ nhà.

Tóm lại là phản động, cần chấm dứt.