Saturday, December 8, 2007

Chính sách biên giới của người Tầu


Mấy hôm nay tuy đài báo chính thống không đưa tin về vụ người Tầu lập địa giới hành chính quản lý vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng vụ việc đã được cộng đồng dùng Internet Việt Nam đang sống ở khắp nơi thảo luận khá sôi nổi và tâm huyết. Xin kể lại những gì tôi đã tận tai nghe được mà có lẽ không bao giờ đăng trên báo chí trong nước.

Trong chuyến đi Cao Bằng hồi đầu năm nay, tôi và anh bạn đồng hành đến chơi nhà một người bạn lâu năm sống ở thị xã Cao Bằng. Người vợ họ Nông, có quan hệ họ hàng gần với vị lãnh đạo cao cấp của Đảng. Cả hai vợ chồng đều là cán bộ ủy ban. Sau một ngày đi liên hệ công tác khá mệt mỏi, bữa cơm tối tại gia đình có vài chén rượu là lúc ai nấy đều thư giãn, thả lỏng cơ thể và lời ăn tiếng nói. Chuyện thì nhiều, nhưng chúng tôi ấn tượng và day dứt nhiều nhất về những gì được nghe về chính sách đường biên của người Tầu do chính những người dân vùng biên kể lại.

Vì sao người Tầu lại hơn chúng ta? Có lẽ quan trọng nhất là họ có chính sách đường lối đúng đắn, bài bản đâu ra đấy. Câu chuyện dân dã vẫn thường nghe ở quán nước vỉa hè, rằng người Tầu đông như thế thì chỉ cần mỗi người tiểu tiện một bãi cũng đủ ngập cả Việt Nam. Đúng, nhưng sẽ cần có người chỉ huy cái đám người tiểu ấy vì không cẩn thận thì sẽ tiểu tung tóe vào chính chân mình và làm ngập lụt chính chỗ mình đang đứng. Người Tầu làm được việc ấy vì họ có lãnh đạo hô những câu như: Tất cả, sang trái 3 bước, tiến lên 5 bước, đái!

Ở vùng biên, nông dân Trung Quốc được chính phủ hỗ trợ sinh sống và làm ăn, nông phẩm làm ra được thu mua giá cao, nhiều hàng hóa được cung cấp miễn phí. Thậm chí đến mức người Tầy người Nùng người Mèo sống ở vùng đất thuộc Việt Nam, nhiều khi cùng dòng máu với với những người bên kia biên giới cũng vượt biên sang đất bên kia để trở thành người Tầu, để được hưởng ưu đãi. Nhiều khi bỏ đi rồi họ lại quay lại, và rõ ràng nơi nào có người Tầu sống thì nơi đó là đất Tầu.

Thật khó có thể hình dung ra trong thời đại văn minh này mà người Tầu vẫn áp dụng những thủ đoạn hèn hạ và khó coi như việc cho dân ném đá sang phía Việt Nam. Không mái ngói nào có thể chịu được những trận mưa đá ấy nên nhà dân ở đây chỉ có lợp lá.

Trước những hành động khiêu khích không chính thức của dân thường Tầu, phía Việt Nam mà phản ứng gì thì bên kia đã có quân lính, áp đảo quân Việt Nam về số lượng và trang bị, thường trực ở khu vực, sẵn sàng đáp trả một cách tàn bạo mọi hành động trả đũa của phía Việt Nam. Trong những cuộc đọ súng, phần thua luôn luôn thuộc về bộ độ biên phòng Việt Nam vốn yếu về mọi mặt và những sự việc này luôn luôn được ỉm đi, không ai biết đến cả.

Đám lính Tầu này đêm đêm không có việc gì làm thường đi đào cột mốc biên giới khiêng đi vài trăm mét vào trong lãnh thổ Việt Nam và… chôn xuống.

Cũng bài này người Tầu đã áp dụng để lấn biên giới phía Đông của người Nga, nhưng đất ở đó rộng nên mỗi lần lính Tầu khênh cột mốc biên giới đi đến 10-15 km. Người Nga cũng chả phải vừa, họ đem vũ khí hóa học của mình để thử nghiệm phun vào lính Tầu. Ác đến nỗi phun hóa chất xong lại đem vệ sinh sạch sẽ đem trao trả cho Trung Quốc. Người Tầu vốn đông, mất beng đi vài trăm tên lính thì chả có gì phải nghĩ, nhưng giờ lại phải chăm sóc bọn nhiễm độc dở người dở ngợm này cả đời hoặc thủ tiêu luôn, phương án nào cũng bất cập cả. Ai bảo người Nga là không thâm nào.

Với những chính sách và hành động toàn diện như vậy, nên trong giữa thời bình mà chúng ta quả thật phải dùng từ “bám trụ” để mô tả cuộc sống của người dân, cán bộ và chiến sỹ ở các vùng biên giới phía Bắc. Vợ chồng anh bạn họ Nông của chúng tôi kết luận: “Khó khăn lắm các anh ạ”.

Người Tầu tiểu vào Việt Nam theo những cách bài bản có tính toán mà tôi cho rằng không khác gì khủng bố. Thế mới khó chịu vì nó làm anh ăn không ngon ngủ không yên và lúc nào cũng trong tâm trạng nơm nớp như Mỹ sợ Al-Qaeda đánh bom vậy.

Nhưng nước Mỹ thì giầu có về của cải và nguồn lực. Việt Nam thì biết bấu víu vào đâu?

10 comments:

  1. Cảm ơn anh R�u. Nhờ entry n�y, tớ mở mắt th�m ch�t đỉnh!

    ReplyDelete
  2. Hic thuong dong bao minh o bien gioi qua, mk bon Tau hoi thoi

    ReplyDelete
  3. thế m� c�c b�c nh� ta vẫn thường ca ngợi bọn Ttrung cộng lắm đấy. Thần tượng h�a lắm đấy. Trong trường học cũng thần th�nh h�a bọn đ� đấy, hố hố!!

    ReplyDelete
  4. cảm ơn, v� được mở mắt

    ReplyDelete
  5. Đ�ng l� kh�ng n�n tốn tiền mua b�o nữa. Đọc blog mới đ� nư. C�m ơn b�c !

    ReplyDelete
  6. Cach tot nhat de ngan chan may chu LINH TAU om COT BIEN GIOI lan dat moi dem .
    Mua cua MY thuoc KHAI QUANG (phe ta goi la CHAT DOC DA CAM ) rai doc bien gioi vao sau 1 KM . May chu TAU so hai khong dam tiep thu VUNG DAT CHET la yen .
    Nho nam xua ,DANG TA thay LINH MY THANG KIEN trong vu anh huong cua CHAT DOC DA CAM , nen cung dua nhieu NHAN CHUNG tu MIEN BAC qua MY kien doi boi thuong VAI TY DOLLA .Lan nao cung THUA KIEN vi khong tra loi duoc cau hoi :
    - MIEN NAM rai thuoc KHAI QUANG o bien gioi VIET-MIEN va VIET-LAO de ngan chan TROM CUOP .May ong BENH NHAN nay o MIEN BAC thi di vao do lam chi de DINH BENH .???? !!!!!!!

    ReplyDelete
  7. Thanks for your comments!

    ReplyDelete
  8. c�i đ� chỉ l� những sai lầm nhất thời của l�nh đạo ch�nh quyền Nh�n D�n Trung Hoa anh em, h�y cho họ thời gian rồi mọi chuyện cũng sẽ thay đổi.
    Đại kh�i l� như rứa

    ReplyDelete
  9. một ch�nh quyền s� vanh b�nh trướng được ủng hộ của 1,3 tỷ d�n ngu mội ng�ng cuồng th�ch nhiều đất, t�u l� thằng th�ch lấn đất, chắc chắn n� kh�ng tha trường sa.
    đợi cho t�u rối loạn nội chiến li khai (c� khả năng xảy ra), m� ta th�c đ�t cho n� sớm xảy ra cũng được (v� như gi�p d�n t�y tạng, t�n cương khởi nghĩa, ta thừa cơ chiếm lại đất của ta... nội bộ suy yếu l� l�c dễ ra đ�n nhất...

    ReplyDelete