Thursday, August 21, 2008

Mamma Mia! Surprisingly good movie soundtrack


A Retrospect

Đối với người hâm mộ, thì những bài hát của ABBA là loại âm nhạc vượt thời gian, và tôi là một trong số ấy. Tôi bắt đầu được nghe ABBA cách đây khoảng hơn 25 năm, khi mà ở Việt Nam và nói riêng Hà Nội, không mấy ai có cơ hội được tiếp xúc với âm nhạc của các nước phương tây do tư tưởng phủ nhận mọi giá trị phi cộng sản của chính phủ Việt Nam thời bấy giờ, và đông đảo nhân dân dễ dàng chấp nhận sự thống trị về mặt tư tưởng ấy. Cũng phải nói rõ là thời đầu những năm 1980 ấy, chỉ những gia đình Hà Nội vô cùng có điều kiện, đa phần là cán bộ đi công tác, học tập ở nước ngoài, thì mới có máy nghe nhạc dân dụng cùng với băng, đĩa nhạc mang về để tự sử dụng trong nhà mình và thích nghe gì thì nghe. Những người còn lại thì nghe đài phát thanh, đài truyền thanh của đảng và chính phủ. Dĩ nhiên, không đảng và chính phủ nào phát nhạc của tư bản trên cái hệ thống ấy cả.

Đài truyền thanh thực ra phải gọi là loa truyền thanh vì nó chỉ là một cái loa gắn thêm một cuộn biến áp nhỏ và được nối vào hệ thống dây điện truyền thanh của thành phố. Trong thời khó khăn kiệt quệ ấy, không phải ai cũng có đài thu thanh, tức thiết bị thu sóng vô tuyến. Hẳn chính phủ cũng muốn duy trì tình trạng ấy để nhân dân khỏi vô tình mà nghe nhầm phải đài địch.

Đấy là thời mà Trần Tiến đã có bài hát được biết đến khá rộng rãi là bài "Mặt trời bé con". Lời bài hát có những câu như:

"Ngoài kia có chú bé trèo cành me mắt xoe tròn lắng nghe"


mà bọn trẻ ngu si đần độn thời nay nghe không thể nào hiểu và đồng cảm được, tại sao lại thế, lại có thể thế được sao?

Còn tôi thì nhận ra mình trong một hoàn cảnh tương tự, thập thò ở cửa phòng tập của đội nghệ thuật măng non Cung Thiếu nhi Hà Nội, nghe anh Kim Bình say sưa chơi đàn organ một liên khúc liền tù tì vài bài nhạc nước ngoài. Có thể lần đấy không chính xác là lần đầu tiên tôi nghe những bản nhạc đó, nhưng lúc ấy ấn tượng để lại mạnh đến nỗi giai điệu của nó đã in sâu vào trí nhớ của tôi để rất lâu sau này tôi nhận ra đó là các bài "Lay All Your Love On Me" của ABBA và "Rasputin" của Boney M.

Có lẽ, vì ABBA là nhóm nhạc của Thụy Điển, và Thụy Điển là một nước khá trung lập và đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều nên người ta có thể thoải mái hơn khi chơi nhạc của tư bản Thụy Điển. Còn Boney M thì cũng đã đến Moscow biểu diễn năm 1978 và được tới 10.000 người Nga hâm mộ chào đón. Liên xô nghe được, thì mình cũng nghe được.

Đời sống kinh tế của nhân dân đỡ ngột ngạt hơn đôi chút sau đó dăm bảy năm do kết quả của công cuộc cải cách mở cửa. Hàng hóa Trung quốc bắt đầu tràn ngập miền bắc và ngoài bia tầu (Vạn Lực) để uống, quần áo, vải vóc tầu để mặc thì lúc này nhiều người đã có thể mua đài tầu để nghe.

Di sản của thời bao cấp để lại từ đài là từ của người dân miền Bắc dùng để chỉ chung các vật phát ra âm thanh như tin tức và âm nhạc. Ví dụ, ngày nay khi nhìn thấy biển quảng cáo "Cho thuê loa đài, phông màn đám cưới", thì ta hiểu loa đài là đồ trang âm gồm có đầu đĩa (CD-DVD Player) và ăm-ly (amplifier, receiver) cộng với loa.

Rất nhiều người đã đủ điều kiện mua đài tầu vào những năm cuối 1980, và đài nói đến ở đây là Radio Cassette Player: Máy chơi băng cỡ nhỏ. Một vài năm sau đó, các loại thiết bị có chất lượng tốt hơn đã được bầy bán rộng rãi ngoài thị trường: Radio Cassette Player của Philips, Sony, Sharp, National sản xuất tại các nước đông nam Á. Tuy nhiên, công đầu đưa âm nhạc phi cộng sản đến với quần chúng nhân dân vẫn phải kể đến những chiếc đài tầu xinh xinh, và những chiếc băng cassette cũng sản xuất tại tầu nốt. Sắm đài thì phải sắm băng: Nhạc Việt thì có các băng nhạc của các ca sỹ hải ngoại mà thời kỳ này nổi bật là Giao Linh, Tuấn Vũ, Hương Lan, Ngọc Lan, Kiều Nga. Cũng phải nhấn mạnh rằng, đó là những năm đầu tiên mà nhạc "vàng", nhạc hải ngoại lại được nghe một cách thoải mái tự do đến thế. Thế còn nhạc "tây": Bác nông dân nào ra Hà Nội sắm đài cũng được cả nhà dặn dò là về phần nhạc tây nhớ đừng quên mua mấy cái băng bông bốc của Mô-đen-tắc-kinh, Áp-ba, Bô-nây. Kiến thức về nhạc quốc tế của đa phần dân Việt Nam thời đó chỉ bó gọn trong mấy ban nhạc nổi tiếng đó. Nhưng điều đó cũng nói lên rằng nhạc của ABBA đã popular ngay cả ở Việt Nam đến mức độ nào.

Tôi không nằm trong số những người đó. Những băng cassette và sau đó là những đĩa CD nhạc đầu tiên mà tôi sưu tầm không phải là băng đĩa ABBA hay Boney. Thịt kho rất ngon, nhưng đã để tự đãi mình thì thịt kho lại không được đưa vào đầu danh sách mà đó phải là Sashimi, bít tết Hot rock hay cua biển No sign board.

Thế nên, tôi đã nhìn poster phim Mamma Mia một cách thờ ơ. Nhạc ABBA hay thật, nhưng đã nghe quá nhiều. Tôi thuộc lời của hơn 100 bài hát của The Beatles, nhưng những năm gần đây tôi chỉ giở nhạc của họ ra nghe 1-2 lần trong năm.

Vậy mà khi nghe album nhạc Mamma Mia do các diễn viên Mỹ cover lại, tôi đã ngạc nhiên một cách thích thú đến nỗi nghe đi nghe lại trong khoảng 4 giờ liên tục.


Mamma Mia album covers

(to be continued)

Friday, August 15, 2008

Thư gửi cựu chiến binh Hâm

Anh Hâm,

Anh nói đúng đấy, sự thật lịch sử thì lúc nào cũng là sự thật. Trừ khi những gì chúng ta vẫn biết bấy lâu lại không phải sự thật, biết đâu được đấy. Người đời thường bảo, losers take shit, winners take all. Tôi và anh, và cả thằng Mai nữa, đều đã đứng bên phe chiến thắng nên chúng ta đều không phải ăn phân. Thế nên anh Hâm ạ, chúng ta phải công bằng mới được. Anh không phải là người ác nghiệt đâu. Có điều anh khổ nhiều rồi. Khi người ta phải rỏ từng giọt máu ra để thắng một cuộc chiến, thì lẽ tự nhiên là người ta phải quý cái sự chiến thắng ấy ngang với máu. Làm gì tôi chả biết. Anh ôm khư khư lấy nó, không muốn để lọt tay ai. Ai mà động đến là anh sửng cồ, mắt anh long sòng sọc, bọt mép anh sùi ra như bọt xà phòng, đã đang thở hồng hộc mà anh còn cố vớ lấy hòn gạch vỡ lăm lăm trên tay. Như thế khổ quá anh Hâm ạ. Anh giận quá mất khôn rồi. Ôi thôi, thế thì hỏng mất! Tôi đã gần buột miệng mà kêu lên thế.

Anh Buffett bạn tôi bên Mỹ hôm xưa ngồi uống cà phê với tôi có nói, chúng ta đúng chỉ khi các sự kiện mình nêu ra là đúng, và cách lý giải, lập luận của chúng ta là đúng. Thế nhưng trong khi các sự thật lịch sử là không thay đổi, thì cách lý giải những thực tế đó lại thay đổi theo thời gian. Những năm 50, anh nào mà bảo phe tư bản và phe cộng sản có thể chung sống trong hòa bình, thì anh ấy là xét lại, là phản động vì dám nói khác với luận cương của đảng. Ấy nhưng dưới giác độ bây giờ mà đánh giá thì anh ấy lại là người tiến bộ, có lương tri, yêu chuộng hòa bình. Những năm cuối 70 đầu 80, anh nào mà tự đứng ra sản xuất, kinh doanh thì bị cho là bóc lột, là kẻ thù giai cấp, thế nhưng bây giờ, càng giầu, càng thuê nhiều người làm thì lại càng được xã hội ngợi khen. Như thế có phải mâu thuẫn quá không? Hình như không phải anh ạ.

Trong cuộc đời mà chúng ta đang sống, chả cái gì là bất biến, chả cái gì là đúng mãi. Đến trái đất cũng đang nóng lên, cũng thay đổi. Anh thử nghĩ mà xem. Mười năm trước, một trăm đô la mua được 3 chỉ vàng, còn bây giờ chỉ được có một chỉ. Anh huấn luyện viên túc cầu hôm trước vừa được tôn vinh như anh hùng, hôm sau đã có thể bị lót lá chuối dắt tay ra cửa. Tri thức và trình độ thời nay được đánh giá bằng khả năng học lại, học thêm. Thế có nghĩa nếu anh dừng lại là anh chết. Anh muốn kiếm được cùng số vàng như 10 năm trước thì giờ anh phải kiếm được số đô la gấp 3. Anh huấn luyện viên muốn giữ tiếng thì phải tiếp tục thắng trận bằng cách duy tân cách chơi cho đội cầu của mình. Anh kỹ sư mười năm trước chỉ được học thiết kế sân vận động Hàng Đẫy, thì hôm nay anh phải tìm hiểu cách thiết kế sân vận động tổ chim, nếu không, anh xuống chiếu dưới ngồi ngay.

Hãy nói ngay rằng, nếu vì quá chán nghe những lời mỉa mai của lũ trẻ trâu mà mất đi khả năng lập luận và lý giải lạnh lùng được thường xuyên làm mới và chỉ dựa vào thực tế và không gì ngoài sự thật khách quan, là anh không còn tồn tại. Vậy thì anh Hâm ơi, anh hãy nghỉ cho yên. Vì nếu không, anh cũng có làm thay đổi được điều gì đâu. Cuộc đời này không thuộc về anh nữa. Nhưng tôi không mong như thế. Bên ngoài kia trời rất đẹp. Nắng tưng bừng. Chim hót líu lo. Ôi chao, đời vui quá! Tôi mong anh tỉnh ra, vùng dậy, mở toang cửa để đón nắng vào. Không có gì là muộn cả anh ạ.

Kính anh.

Août, 2008

Wednesday, August 13, 2008

Russians the rapists


Dạo này tìm hiểu lịch sử là một trong những sở thích của anh các bạn ạ. Nhân dịp quân Nga đánh với Georgia anh vừa đọc một loạt bài về hồng quân (red army) Liên xô cũ, và thấy có một vài số liệu rất nổi bật, đó là số phụ nữ đông Đức bị hồng quân hãm hiếp từ 1945-1948 ước đạt tới 2 triệu người mỗi năm.

Thế này thì dân Gruzia có hơn 4 triệu, giả sử trong đó số phụ nữ từ 8-80 tuổi là 2 triệu, thì quân Nga cũng chỉ hiếp trong một năm là hết không chừa một mống. Quả là vãi lìn!

Anh nhớ hồi bé, một trong những thú vui được anh mong chờ hàng tuần trên đài Tiếng nói Việt Nam là chương trình Kể chuyện cảnh giác từ 7h-7h30 và sau đó là chương trình Văn nghệ truyền thanh vào các tối thứ 7. Hồi đó, Liên xô là đồng chí tốt của Việt Nam chúng mình, và các chương trình văn nghệ phục vụ mục đích tuyên truyền của đảng dĩ nhiên phải có nhiệm vụ giúp cho bà con ngu dân hiểu rõ điều ấy. Vậy nên Văn nghệ truyền thanh thứ 7 hay phát kịch về Liên xô. Kịch thì nhiều lắm, nhưng anh rất xúc động và không thể nào quên vở kịch này, đại để như sau:

Có thằng lính Liên xô tên là Pi-ốt mà được gọi theo kiểu Đức là Peter, che chở, nào cho ăn, cho bú, cho mặc một đứa con gái Đức trong vùng giải phóng. Chuyện vỡ ở, thằng lính Liên xô bị kỷ luật v.v. nhưng rồi mọi người cũng hiểu ra, và tình thương mến giữa hồng quân Liên xô và nhân dân Đức vùng giải phóng càng thêm thắt chặt.

Moral of the story:

1. ĐM mấy thằng Anh Tú, Đức Hải, Chí Trung, Minh Hằng (diễn viên chính nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng vở kịch nâng bi hồng quân). Hóa ra chúng mày toàn Tố Hữa cả, vinh thân phì gia bán cả lương tâm nghệ sỹ.

2. Thời buổi này Internet đã làm cho thông tin đa chiều trở nên
vô cùng dồi dào. Một khi đã không cho báo chí tư nhân mở ra, nếu nhà nước chúng mình không cấm nốt cả Internet thì cũng bằng không.