Saturday, May 26, 2007

Trường cũ Tình xưa - Old School, Old Love


About 10 years ago, going study abroad was a “decent” thing for most Vietnamese to do. You had to be either outstanding in terms of academic ability and lucky to compete for a scholarship, which was scarce or your parents had to either be financially rich or have access to some kind of political power so that there would be somebody to support you even if you are stupid. Things are different now. Anyhow, the point is when something is or was difficult to get you tend to appreciate its value and the memory of it always remains sweet, sweet, sweet. And I guess not everyone can afford to return to the exact places he was for sweet memory to be refreshed. A couple I know who worked in the Czechoslovakia and came back to Vietnam more than 15 years ago now long for a visit to Czech but constraints like money, time and visa to name a few but most important, have made their trip delayed for years. Anyhow, I tried, and I did it. On a good-weather day.

Firstly I went to Elke Schneider’s –the manager – room to say hello. I don’t know if it was because I had informed them before that I would drop in, that there was a large picture of our group at an easy to see place in her room. Surprisingly, on the day I came and took this picture I was wearing (of course under my suit) the same T-shirt I wore in the picture.

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket


Then I walked to the dormitories. This picture was taken from the bridge connecting the campus and the Allmandring.

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket


And this is the pond 6 years ago on a day the temperature was -14 C degree so that the water was frozen and I could stand on the pond surface.

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket


This is Allmandring 12C, the house I used to live. Come on in!

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket


Now there is a lock in the second door so that strangers and postmen can only come to the buffer room but not further. I didn’t know if I could come in the house, but my old room can be seen from here. Let’s take a picture.

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket


I pressed the bell button for my old room. So so lucky, that the new guy was there and he opened the second door only after 2 seconds. I came in the house. An Indian guy stuck his head out of my old door and gave me an unwinking look. I told him what I want. He said Ok but you have to remove your shoes. Aber natürlich. By the way, I didn’t use to remove my shoes when I lived in this room.

Now, a picture from this window in spring 2007.

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket


The same scene but taken in autumn 1999 (by a film camera and scanned).

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket


In this picture it was winter 2001. Note that it is not a black&white picture.

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket


A girl in the campus that is so good in terms of body measurements.

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Saturday, May 12, 2007

Stupidity Unlimited 2: Tiến sỹ triết Mác Lê


Tiến sỹ Phùng Thị Lờ đến vp tôi để giảng về văn hóa doanh nghiệp. Thật nực cười là những người bôn ba ra bắc vào nam lại sang cả nước bạn, đầu đầy sỏi và tay chân đầy chai, lại phải ngồi nghe một con mẹ tiến sỹ giấy triết học Mác-Lê Nin nói về văn hóa. ĐM, tiến sỹ khoa học kỹ thuật anh còn tôn trọng, tiến sỹ triết, mà lại là triết Mác Lê học tại VN, anh coi là loại cơ hội, coi thường hơn cả cử nhân triết VN. Tôi đã chất vấn một số vấn đề đến khi chán thì thôi ra ngồi viết blog.

Vấn đề 1

Chị bảo: Giá trị cốt lõi của Trung Nguyên bao gồm:

- Khơi nguồn sáng tạo
- Đóng góp cho cộng đồng
- ...

là không được. Hai khả năng, một là thằng Trung Nguyên nó dốt, hai là thông tin của chị không chính xác bởi 2 câu trên bản chất không giống nhau nên không thể xếp cùng 1 rọ chưa nói nó có là giá trị cốt lõi thật không.

Vấn đề 2

Chị nêu FPT ra như một ví dụ về doanh nghiệp có văn hóa bla bla và coi nó như một tấm gương. Vậy chị có biết một nhân viên làm ở đó thời gian trung bình bao nhiêu năm thì bỏ việc không? Cơ hội thăng tiến ở đó thế nào, các cán bộ quản lý tầng tầng lớp lớp ra sao, cái "văn hóa" FPT gây cho nhân viên những căng thẳng như thế nào, không?

Vấn đề 3

Chị đưa ra một số ví dụ về hiện tượng văn hóa rất là sai, đấy là sai từ bên ngoài sai vào chưa cần nói đến bản chất. Ví dụ bọn chín ích xì tin chụp ảnh cứ giơ hai ngón tay biển thị chiến thắng vích tô ri a, hay là ở Đức hay Hà Lan đưa hối lộ chả sao cả chỉ có khi cuối năm lại được khấu trừ thuế, còn ở Mỹ thì chết ngay. Hỏi chị đã đi đâu chưa chị bảo chị chưa nhưng con chị thì được đi Úc. Chị còn phát tài liệu cho mọi người là những mẩu chuyện minh họa về sốc văn hóa ví dụ câu chuyện một cô sinh viên người Việt sang Hà Lan học. Hẹ, anh lại chả chửi cho những đứa như thế là ngu bao nhiêu lần nhưng đây anh chỉ bảo số ví dụ của chị không có nguồn thông tin rõ ràng và cũng không đủ để quy nạp bất kỳ tính chất nào của một nền văn hóa nào hết.

Vấn đề 4

Chán chả buồn type.

Nghe những chất vấn của tôi, chị cứng họng: Vâng, cũng đúng, nhưng vấn đề này chỉ là ví dụ, có thể coi là, coi là... cũng được.

Vấn đề này mới buồn cười:

Máy tính xách tay của chị bị virus, chạy một lúc là tịt ngóm, tối om. Một bạn cho chị mượn máy khác để chiếu, may quá presentation của chị nằm trên memory stick, được lúc máy bạn cũng ngóm luôn. ĐM, tiến sỹ mà làm ăn thiếu chuyên nghiệp (máy đi làm chứ không phải để chơi lines nhé mà không kiểm tra kỹ trước khi xách đi), và ngu về tin học như thế, chắc chỉ có tiến sỹ triết.

Tuesday, May 8, 2007

Quảng cáo!

Sau những vật vã Tuổi 30 không mùa xuân, Nhật ký Đặng Phương Kềnh bỏ ngỏ, giờ đây Kềnh đang viết tiếp Mãi mãi tuổi 30, tản văn ghi chép những suy nghĩ, tâm tư, dục vọng của y về cuộc sống ở tuổi mới già nhưng lại là tuổi dai sức và hưng phấn nhất. Lâu ngày không gặp trên YIM, Kềnh làm tôi ngạc nhiên khi giờ đây y tỏ ra căng tràn sinh lực, ngập đầy ý tưởng và không cần che giấu tham vọng. Nhột nhạt mồ hôi và thở gấp gáp một cách cuồng nhiệt, Kềnh thổ lộ rằng giờ y muốn bước sang lĩnh vực quảng cáo là lĩnh vực mà y rất thích thú, cảm thấy mình có năng khiếu, và hứa hẹn một thu nhập tươi sáng. Dưới đây là một vài sản phẩm đầu tay của Kềnh:

- S-Fone: Nghe là hả?

- Dầu gội đầu Clear Men: Dọn sạch bọn đàn ông

- Viettel: Muốn nói kiểu gì thì nói (vì có kết nối được đâu)

- Bệnh viện Việt Pháp: Rất gần với bạn (plagiarize nguyên xi là đã thấy khôi hài rồi)

Sau đây cũng xin trích dẫn một sản phẩm quảng cáo nữa của Kềnh. Với trường hợp rất thương tâm này thì tôi cũng cảm thấy rung động, hay là Kềnh có năng khiếu về quảng cáo thật?

Xoàn sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà giáo yêu nước. Cả ba mẹ Xoàn đều đã về hưu. Xoàn có một người em trai đã tốt nghiệp đại học. Vì nhà ít con, lại là chị cả, Xoàn đã sớm tự ý thức được việc học tập. Từ nhỏ Xoàn rất chăm chỉ, luôn luôn làm cán bộ lớp và cán bộ đoàn, được thầy cô yêu thương, bạn bè quý mến. Vì vậy, Xoàn đã đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi đại học với thành tích 29/30 điểm. Trong thời gian là sinh viên, Xoàn luôn là một sinh viên xuất sắc gương mẫu đi đầu trong học tập và tham gia tích cực hoạt động Đoàn. Vì vậy đến năm thứ 3 thì Xoàn được học bổng toàn phần của trường Xoóc-Bon tại Pháp. Xoàn lên đường đến với nước Pháp văn minh với một niềm hăm hở. Được học tập và sinh sống trong một thời gian dài ở một nơi được coi là một trung tâm văn minh và nổi tiếng lãng mạn, nên Xoàn cũng lây vào người ít nhiều chất lãng mạn và văn minh châu Âu. Người đàn ông Xoàn muốn cũng cần có chút lãng mạn, bay bổng là là một chút, chứ không phải xôi thịt như nhiều người Xoàn gặp (đấy là Xoàn kể thế). Học hết MBA, Xoàn quyết định trở về xây dựng tổ quốc cũng như xây dựng gia đình. Nhưng do điều kiện đất nước mới thoát khỏi chế độ phong kiến lạc hậu, lại trải qua hai cuộc chiến tranh với thực dân đế quốc, các thế lực thù địch bên trong và bên ngoài không ngừng chống phá cách mạng đến tận bây giờ mà đến nay bao năm đã trôi qua nhưng tổ quốc vẫn còn nghèo và Xoàn vẫn trinh nguyên như xưa.

Hiện tại Xoàn đang là giảng viên đại học. Ngày ngày Xoàn lên trường, nhiều khi đi dạy ở các tỉnh xa. Với đặc điểm đối tượng mà Xoàn tiếp xúc hàng ngày toàn là những bọn đầu xanh đầu đỏ 9x, hoặc những anh già 6x đã yên bề gia thất đi học thêm tại chức, nên đúng là môi trường đã không tạo cho Xoàn cơ hội nào.

Xoàn cao trên mét sáu, da trắng, nhỏ nhỏ, xinh xắn, ưa nhìn, tóc ngang vai, hình như hơi nâu tây. Người xung quanh nhận xét Xoàn ăn nói nhẹ nhàng, biết kính trên nhường dưới và nhiệt tình với bà con lối xóm, bạn bè. Trong gia đình, Xoàn là người con ngoan, hiếu thảo, vợ hiền hay không thì chưa biết nhưng đã từng tận tuỵ chăm sóc mẹ một chú khi bị ốm trong khi chú đang ở bển. Không may cho Xoàn một hôm chú bảo chú còn phấn đấu cho sự nghiệp chú ở lại bển thời gian dài nữa.

Xoàn sử dụng vi tính thành thạo, nhưng không sa đà nhiều vào diễn đàn, blog. Ngoại ngữ thì dĩ nhiên là tiếng Pháp nói rau ráu, tiếng Anh thì cũng không phải là kém.

Xoàn thích một cuộc sống gia đình kiểu mẫu Việt Nam có lai chút tây tây. Ngoài ra Xoàn thích tự làm mứt gừng vào những ngày tết để mời bạn bè khi đến nhà chơi.

(Nếu bạn cần liên hệ với Kềnh hay trực tiếp với Xoàn, hãy để lại lời nhắn ở đây để được tư vấn tốt nhất. P.S. Tôi cũng có sửa bài văn của Kềnh).

Sunday, May 6, 2007

Tiêu chuẩn sống


Đây không phải là "Living Standards" referring đến bao nhiêu lít nước, kWh điện hay ký lô thịt bò ta tiêu thụ mỗi tháng, thường được dùng khi so sánh sự giầu nghèo mà nói rộng hơn nữa là cái sự sung sướng, well-being của ta với người khác hoặc nước ta với nước khác.

Mà đây là đang nói đến tiêu chuẩn hành xử, tiêu chuẩn "sống" mà mỗi người trưởng thành tự đặt ra đối với mình. Xem ra nó rất gần với định nghĩa về văn hóa, nhưng không phải là văn hóa, mà nếu nó bằng cách nào đấy là văn hóa thì ít nhất tôi cũng muốn điều tôi đang nói tách bạch rõ khỏi cái mớ lùng nhùng mà người ta gọi là văn hóa.

Có thể nhiều người không có, có thể nhiều người có mà không nhận ra là mình có. Còn tôi biết rất rõ ràng rằng điều gì mình sẽ làm và điều gì sẽ không làm. Ông gì tổng thống Mỹ ngày xưa trong bức thư nổi tiếng gửi thầy giáo của con mình đã viết: "Xin thầy hãy dạy con tôi rằng có thể bán trí tuệ và cơ bắp chứ không bao giờ được bán linh hồn của mình". Ra thế! Nếu ví trí óc như giám đốc điều hành, thì linh hồn đúng là trưởng ban kiểm soát do chủ tịch hội đồng quản trị bổ ra.

Vì sao Hồ Chí Minh vào tù mà vẫn vui vẻ làm thơ? Tại sao Bùi Tiến Dũng tham nhũng bị xã hội lên án mà những người có quan hệ hay quen biết với ông ta vẫn dành cho ông ta sự tôn trọng khá rõ? Còn ngay bản thân tôi sau từng ấy năm hành nghề cũng đã có lúc làm những việc mà nếu lộ ra cũng có thể được cho vào tù làm thơ như Hồ Chí Minh vậy, vậy mà tôi nhẹ nhàng thanh thản lắm, chả thấy cắn rứt gì. Là bởi Hồ Chí Minh tin những điều ông ta làm là đúng, Bùi Tiến Dũng rút tiền của nhà nước (mà nhà nước thì chả là ai cả) nhưng lại giúp duy trì cuộc sống cho bao nhiêu người, còn tôi chiểu theo những tiêu chuẩn của chính mình thì chả thấy mình sai ở điểm nào cả.

Một lần mua một tờ báo ở vỉa hè và đưa cho người bán hàng một tờ tiền khá lớn, tôi nhận về khá nhiều tiền thừa trả lại. Đang ở ngoài đường, tôi quay đi ngay và không đếm lại tiền ngay trước mặt người bán báo mà sau vài bước chân mới xốc lại tiền cho vào ví. Người bán hàng đã trả thừa khoảng 20 nghìn. Tôi đã đi được một đoạn. Bạn sẽ làm gì?

Tôi đã quay lại trả lại tiền cho người bán báo kia. Đó là một phụ nữ khoảng trên 40 tuổi. Chị cảm ơn rối rít, có lẽ rất ít khi có việc như thế xảy ra với chị. Rất ít khi có người trả lại tiền thừa nếu được trả lại thừa đặc biệt khi người ta đã đi rồi và phải quay lại.

Tôi không tốt được như Chúa. Tôi dám làm việc "xấu", như Bùi Tiến Dũng chẳng hạn. Tôi không quan tâm nếu người bán báo kia có hoàn cảnh khó khăn, là "địa chỉ cho những tấm lòng từ thiện". Ai chả có những khó khăn của riêng mình, và tôi cũng vậy, nhưng tôi không kêu ca. Nhưng tôi biết rằng mình không ăn cắp vặt. Giả sử như tôi đã không trả lại tiền người bán báo kia, thì sau này hẳn tôi vẫn sẽ nhớ lại chuyện mấy chục nghìn bạc này với một sự e ngại. Việc gì phải khổ thế!

Thế đấy, tiêu chuẩn sống mà tôi muốn nói đến là như vậy: một loạt các "quy định" của riêng ta mà nó nói ta được làm gì, phải làm gì và không được làm gì. Không có nó con người ta thật khó để có thể sử dụng; tương tụ như vậy, thật khó sống với người mà ta chưa biết rõ các "tiêu chuẩn sống" của họ là như nào: có ăn cắp không, có giữ lời hứa không, có trung thành không, có nhớ ơn người giúp đỡ mình không.

Sau đây xin kể một chuyện thật.

Chuyến đi châu Âu vừa rồi có một con củ cặc ở văn phòng mình nhờ mình cầm hộ về một số thứ từ Hà Lan mà theo nó nói là các thứ ấy là những thứ mà nó phải bỏ lại không cầm về được khi về nước (con này mới học ở Hà Lan về). Sau này khi cầm những thứ ấy thì mình mới biết đếch phải thế mà toàn là đồ mới chắc đồ hạ giá bạn bè con kia thấy rẻ mua cho nó hay là con này nhờ bạn bè mua hàng qua mạng v.v nói chung cứ gọi là một đống rõ to.

Tất nhiên là đi làm hay đi chơi, đồ của mình còn ngại mang huống chi đồ của đứa cha căng chú kiết khác nhất là toàn đồ tiêu dùng chả có ý nghĩa nhân đạo mẹ gì, đơn cử một chai body lotion nặng đến gần 1 cân, nếu cũng trọng lượng đấy nhưng là một chai thuốc trợ tim cho mẹ con cặc kia thì lại là chuyện khác, nhỉ.

Mà mình cuối cùng thì cũng mua được khá nhiều thứ ở châu Âu để xách về VN xài cho sướng. Những ai chỉ cưỡi ngựa xem hoa mà chưa từng thực sự sống ở châu Âu thì chắc là không biết những thứ gì ở đây đáng, nên và cần mua về quê nhà. Tóm lại là cuối cùng mình cũng nhiều đồ, đến độ mà khối lượng hành lý 30kg vé máy bay cho phép là không đủ, còn vali thì cứ gọi là căng phồng như bụng con lợn chửa. Điều này dẫn đến việc mình phải bỏ khá nhiều thứ vào ba lô đeo vai, đeo nặng như cối đá cả đoạn đường lên sân bay về nước khổ sở không bàn phím nào tả xiết.

Tóm lại, ý là cái đống đồ mang hộ con kia thực sự là một điều phiền toái và đã trở thành một gánh nặng đối với mình. Mình có nhận đâu, nhưng ở VN nó gọi điện sang ời ời (tất nhiên là tiền roaming ghi vào tài khoản của mình rồi) hỏi địa chỉ khách sạn, rồi rất nhanh một gói hàng lù lù đã xuất hiện cho mình thồ về VN. Mình coi thường cái con cặc kia, bởi như thế là cố gắng đạt được mục đích bằng mọi giá không quan tâm đến người khác nghĩ gì.

Bây giờ ở đây không ai biết, mang hay không (không tức cho cái đống kia vào sọt rác) là quyền mình. Và mình đã mang. Đó là tiêu chuẩn của mình.

Hôm ấy trên sân bay Frankfurt đông và lộn xộn. Check in trước mình có mấy chú Việt cộng cũng mang hành lý quá đâu có một vài cân thế mà bị mụ nhân viên hàn không người Đức càu cạu bắt bỏ ra hết. Vứt đi đấy nhé, bởi những thứ như kem hay dầu tắm thì đừng có mang trong hành lý xách tay theo quy định của các sân bay châu Âu từ 11-2006. Chuyện mấy chú Việt cộng này thì cũng hay lắm, phải viết một bài riêng về mấy chú này mới được.

Nhìn thấy cảnh mấy chú kia phải lục tung cả đồ lên để bỏ bớt, mình đã có một suy nghĩ rất nhanh. Bây giờ nếu phải vứt bớt các thứ đi thì mình sẽ vứt bớt các thứ của mình chứ không phải của con kia. Không phải vì mình tốt với nó. Nó thì mình quan tâm gì. Mình cần quan tâm đến chính mình và việc giữ được những nguyên tắc mà mình đặt ra.

Và hay chưa kìa, như một đoạn kết có hậu, check-in đến lượt mình, mình đã không phải bỏ đi bất cứ thứ gì cả.