Sunday, May 6, 2007

Tiêu chuẩn sống


Đây không phải là "Living Standards" referring đến bao nhiêu lít nước, kWh điện hay ký lô thịt bò ta tiêu thụ mỗi tháng, thường được dùng khi so sánh sự giầu nghèo mà nói rộng hơn nữa là cái sự sung sướng, well-being của ta với người khác hoặc nước ta với nước khác.

Mà đây là đang nói đến tiêu chuẩn hành xử, tiêu chuẩn "sống" mà mỗi người trưởng thành tự đặt ra đối với mình. Xem ra nó rất gần với định nghĩa về văn hóa, nhưng không phải là văn hóa, mà nếu nó bằng cách nào đấy là văn hóa thì ít nhất tôi cũng muốn điều tôi đang nói tách bạch rõ khỏi cái mớ lùng nhùng mà người ta gọi là văn hóa.

Có thể nhiều người không có, có thể nhiều người có mà không nhận ra là mình có. Còn tôi biết rất rõ ràng rằng điều gì mình sẽ làm và điều gì sẽ không làm. Ông gì tổng thống Mỹ ngày xưa trong bức thư nổi tiếng gửi thầy giáo của con mình đã viết: "Xin thầy hãy dạy con tôi rằng có thể bán trí tuệ và cơ bắp chứ không bao giờ được bán linh hồn của mình". Ra thế! Nếu ví trí óc như giám đốc điều hành, thì linh hồn đúng là trưởng ban kiểm soát do chủ tịch hội đồng quản trị bổ ra.

Vì sao Hồ Chí Minh vào tù mà vẫn vui vẻ làm thơ? Tại sao Bùi Tiến Dũng tham nhũng bị xã hội lên án mà những người có quan hệ hay quen biết với ông ta vẫn dành cho ông ta sự tôn trọng khá rõ? Còn ngay bản thân tôi sau từng ấy năm hành nghề cũng đã có lúc làm những việc mà nếu lộ ra cũng có thể được cho vào tù làm thơ như Hồ Chí Minh vậy, vậy mà tôi nhẹ nhàng thanh thản lắm, chả thấy cắn rứt gì. Là bởi Hồ Chí Minh tin những điều ông ta làm là đúng, Bùi Tiến Dũng rút tiền của nhà nước (mà nhà nước thì chả là ai cả) nhưng lại giúp duy trì cuộc sống cho bao nhiêu người, còn tôi chiểu theo những tiêu chuẩn của chính mình thì chả thấy mình sai ở điểm nào cả.

Một lần mua một tờ báo ở vỉa hè và đưa cho người bán hàng một tờ tiền khá lớn, tôi nhận về khá nhiều tiền thừa trả lại. Đang ở ngoài đường, tôi quay đi ngay và không đếm lại tiền ngay trước mặt người bán báo mà sau vài bước chân mới xốc lại tiền cho vào ví. Người bán hàng đã trả thừa khoảng 20 nghìn. Tôi đã đi được một đoạn. Bạn sẽ làm gì?

Tôi đã quay lại trả lại tiền cho người bán báo kia. Đó là một phụ nữ khoảng trên 40 tuổi. Chị cảm ơn rối rít, có lẽ rất ít khi có việc như thế xảy ra với chị. Rất ít khi có người trả lại tiền thừa nếu được trả lại thừa đặc biệt khi người ta đã đi rồi và phải quay lại.

Tôi không tốt được như Chúa. Tôi dám làm việc "xấu", như Bùi Tiến Dũng chẳng hạn. Tôi không quan tâm nếu người bán báo kia có hoàn cảnh khó khăn, là "địa chỉ cho những tấm lòng từ thiện". Ai chả có những khó khăn của riêng mình, và tôi cũng vậy, nhưng tôi không kêu ca. Nhưng tôi biết rằng mình không ăn cắp vặt. Giả sử như tôi đã không trả lại tiền người bán báo kia, thì sau này hẳn tôi vẫn sẽ nhớ lại chuyện mấy chục nghìn bạc này với một sự e ngại. Việc gì phải khổ thế!

Thế đấy, tiêu chuẩn sống mà tôi muốn nói đến là như vậy: một loạt các "quy định" của riêng ta mà nó nói ta được làm gì, phải làm gì và không được làm gì. Không có nó con người ta thật khó để có thể sử dụng; tương tụ như vậy, thật khó sống với người mà ta chưa biết rõ các "tiêu chuẩn sống" của họ là như nào: có ăn cắp không, có giữ lời hứa không, có trung thành không, có nhớ ơn người giúp đỡ mình không.

Sau đây xin kể một chuyện thật.

Chuyến đi châu Âu vừa rồi có một con củ cặc ở văn phòng mình nhờ mình cầm hộ về một số thứ từ Hà Lan mà theo nó nói là các thứ ấy là những thứ mà nó phải bỏ lại không cầm về được khi về nước (con này mới học ở Hà Lan về). Sau này khi cầm những thứ ấy thì mình mới biết đếch phải thế mà toàn là đồ mới chắc đồ hạ giá bạn bè con kia thấy rẻ mua cho nó hay là con này nhờ bạn bè mua hàng qua mạng v.v nói chung cứ gọi là một đống rõ to.

Tất nhiên là đi làm hay đi chơi, đồ của mình còn ngại mang huống chi đồ của đứa cha căng chú kiết khác nhất là toàn đồ tiêu dùng chả có ý nghĩa nhân đạo mẹ gì, đơn cử một chai body lotion nặng đến gần 1 cân, nếu cũng trọng lượng đấy nhưng là một chai thuốc trợ tim cho mẹ con cặc kia thì lại là chuyện khác, nhỉ.

Mà mình cuối cùng thì cũng mua được khá nhiều thứ ở châu Âu để xách về VN xài cho sướng. Những ai chỉ cưỡi ngựa xem hoa mà chưa từng thực sự sống ở châu Âu thì chắc là không biết những thứ gì ở đây đáng, nên và cần mua về quê nhà. Tóm lại là cuối cùng mình cũng nhiều đồ, đến độ mà khối lượng hành lý 30kg vé máy bay cho phép là không đủ, còn vali thì cứ gọi là căng phồng như bụng con lợn chửa. Điều này dẫn đến việc mình phải bỏ khá nhiều thứ vào ba lô đeo vai, đeo nặng như cối đá cả đoạn đường lên sân bay về nước khổ sở không bàn phím nào tả xiết.

Tóm lại, ý là cái đống đồ mang hộ con kia thực sự là một điều phiền toái và đã trở thành một gánh nặng đối với mình. Mình có nhận đâu, nhưng ở VN nó gọi điện sang ời ời (tất nhiên là tiền roaming ghi vào tài khoản của mình rồi) hỏi địa chỉ khách sạn, rồi rất nhanh một gói hàng lù lù đã xuất hiện cho mình thồ về VN. Mình coi thường cái con cặc kia, bởi như thế là cố gắng đạt được mục đích bằng mọi giá không quan tâm đến người khác nghĩ gì.

Bây giờ ở đây không ai biết, mang hay không (không tức cho cái đống kia vào sọt rác) là quyền mình. Và mình đã mang. Đó là tiêu chuẩn của mình.

Hôm ấy trên sân bay Frankfurt đông và lộn xộn. Check in trước mình có mấy chú Việt cộng cũng mang hành lý quá đâu có một vài cân thế mà bị mụ nhân viên hàn không người Đức càu cạu bắt bỏ ra hết. Vứt đi đấy nhé, bởi những thứ như kem hay dầu tắm thì đừng có mang trong hành lý xách tay theo quy định của các sân bay châu Âu từ 11-2006. Chuyện mấy chú Việt cộng này thì cũng hay lắm, phải viết một bài riêng về mấy chú này mới được.

Nhìn thấy cảnh mấy chú kia phải lục tung cả đồ lên để bỏ bớt, mình đã có một suy nghĩ rất nhanh. Bây giờ nếu phải vứt bớt các thứ đi thì mình sẽ vứt bớt các thứ của mình chứ không phải của con kia. Không phải vì mình tốt với nó. Nó thì mình quan tâm gì. Mình cần quan tâm đến chính mình và việc giữ được những nguyên tắc mà mình đặt ra.

Và hay chưa kìa, như một đoạn kết có hậu, check-in đến lượt mình, mình đã không phải bỏ đi bất cứ thứ gì cả.

1 comment:

  1. hahaha, đọc th� vị qu�, anh R�u ạh. Your "point of view" is likeable. Anyway, viết ra cũng dễ chịu hơn phải kh�ng anh! Em chỉ dừng ở chữ likeable chứ kh�ng thể l� great v� n�i chung th�ng thường th� sẽ l� "I love your point of view" hay "that's a great point of view of yours" anh ạh, �t nhất l� trước đoạn m�u da cam ấy :D � em l�, nguy�n tắc sống của anh n� l�m anh khổ qu�! M� một nguy�n tắc vẫn khiến con người m�nh kh�ng được thoải m�i như vậy th� chưa tuyệt rồi. Nguy�n tắc sống tuyệt nhất l� l�m sao m�nh lu�n được thoải m�i. Xem ra anh r�u của em kh�ng chỉ bất m�n với những điều l� l� cồm cộm con mắt, lẻng xẻng điếc đặc l� tai, thối um b�m b�m lỗ mũi ở chung quanh, m� anh c�n bất m�n với ch�nh bản th�n anh nữa. Hi vọng anh hiểu � của em. Em mạo muội tẹo. (Ui m� c�i con cc m� đọc được th� hận lắm anh nhỉ.) :L

    ReplyDelete