Sunday, April 15, 2007

This is music!


Nói ra thì lại bảo là khoe, nhưng hồi còn là một học sinh ưu tú dưới mái trường xã hội chủ nghĩa môn vật lý là môn học mà mình luôn giành điểm 9-10, nghĩa là mình rất tự tin vào kiến thức cơ bản và cụ thể là liên quan đến vấn đề loa đài thì trước đây mình cho rằng cứ đĩa nguồn chuẩn, tăng âm hay, loa tốt là đủ để nghe hay rồi bởi với công suất dăm chục Watt, hiệu điện thế vài chục Volt thì đoạn dây điện ngắn tí chưa đến 2m nối từ tăng âm ra loa chỉ cần bất cứ dây nào cũng thừa đủ để làm nhiệm vụ của nó.

Hóa ra, mình đã nhầm. Sau khi nghiên cứu vài trang web cá nhân, blog trên mạng của một số chú tây có hobby nghe nhạc, cộng với tham khảo thông tin của mấy hãng sản xuất đồ hi-end khác, mình rút ra một số điều rất quan trọng để giúp cho loa phát ra được âm thanh hay. Dù trước đây vẫn biết thế, nhưng không lường rằng chúng lại ảnh hưởng đến mức rất đáng kể:

- Độ tự cảm thấp: Nếu độ tự cảm không đủ thấp thì những tần số cao (đến 16-20kHz) khó có thể kịp truyền đến loa. Để khắc phục điều này, dây loa cần phải được cấu tạo từ nhiều sợi nhỏ và xoắn tròn xung quanh nhau. Sự xoắn này cũng giúp giảm tương tác điện trường không đối xứng làm nhiễu tín hiệu trên đường vận chuyển.

- Dây dẫn phải làm từ kim loại chất lượng, ở đây là đồng (OCC copper). Càng tinh khiết thì cấu trúc tinh thể thớ dài cho phép điện tử dễ dàng dao động quanh vị trí cân bằng. Chú ý rằng đỉện từ tăng âm ra loa là điện xoay chiều, và dòng điện được truyền do điện tử dao động. Điện sinh hoạt cũng là điện xoay chiều và khi bạn dùng một cái bếp điện thì không phải là các điện tử chạy một mạch từ dây line máy phát ở nhà máy nhiện điện Phả Lại về Hà Nội, chui qua bếp nhà bạn rồi chạy xuống đất chạy ngược về Phả Lại mà chúng chỉ dao động quanh vị trí của chúng mà thôi. Vậy dây phải làm từ kim loại tinh khiết và do đó có thể cảm nhận được trực quan là chúng càng mềm càng tốt.

- Hiệu ứng bề mặt (skin effect): Để giảm thiểu điều này, dây phải làm từ nhiều sợi nhỏ.

- Để đạt hiệu quả cao, dây truyền tín hiệu tần số thấp và tần số cao là khác nhau. Vì thế nên mới có cách nối bi-wire.

Những bộ dây loa và dây tín hiệu thành phẩm (chỉ việc dùng) chất lượng cao có thể có giá tới hàng nghìn đô la, còn nếu mua về tự làm thì cũng không hề rẻ chút nào. Đây là vài ví dụ:




Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket
Dây này khoảng $50/ft tức là $150/m.


Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket




Giắc chuối, $54 một cái.


Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket


Cable Pod (binding post) cọc cắm dây, $45/cái.




Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket




Không chỉ vì chi phí đắt đỏ của những phụ tùng trên, mà ở VN cũng khó có thể mua được đồ chất lượng như vậy. Mình quyết định ra chợ giời kiếm đồ và tự làm lấy. Đầu tiên là dây bên trong loa:

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket





Bên trong loa có rất nhiều bông, thích nghe "đanh" hơn thì bỏ bớt ra, tùy sở thích thẩm âm.

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket



Còn tí nữa là lắp xong: Loa nhìn từ trên xuống.




Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket



Dây tín hiệu cũng cần được nâng cấp:

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket



Dây tín hiệu close-up (chú ý: dây đồng trục, có vỏ chống nhiễu):

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket



Dây loa bây giờ to bằng ngón chân cái (tiết diện đồng khoảng 2 x 10 mm2, có 3 lớp vỏ) nối qua giắc chuối cắm phập vào binding posts:

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket



Binding post close-up:

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket



Hiệu quả: Âm thanh được cải thiện đến mức như thể là nghe một bộ dàn khác.
Chi phí đầu tư: 500K VND và thời gian rỗi trong 1 tháng

1 comment:

  1. C� vẻ hay đấy, nhưng m� em đang kh�ng c� hứng. Với cả loa nghe cũng tạm rồi, khi n�o c� hứng sẽ v�o đ�y thực tập c�i n�y, money v� time v� tư anh ạh.

    ReplyDelete