Monday, April 21, 2008

Việt Nam ví rách lại tăng thuế nhập khẩu ô tô, shit!

Một điều tôi lấy làm lạ là, ở Việt Nam, rất nhiều đứa học hết kinh tế này đến tài chính nọ mà các thầy nó không dạy cho rằng, lạm phát chính là một nguồn thu chủ yếu của mọi chính phủ, tây nó gọi hẳn là government income: thu nhập của chính phủ. Đơn giản là chính phủ chi nhiều hơn thu và do đó phải in thêm tiền giấy đưa vào lưu thông và điều này làm tiền mất giá, vậy thôi. Thế nên tôi cười mũi vào các loại bản tin thời sự, tọa đàm, phỏng vấn các nhân vật có chức quyền trên đài báo về các biện pháp kiềm chế lạm phát. Có mà kiềm chế cái củ bin, nếu như chúng mày không thắt lưng buộc bụng, chi tiêu tiết kiệm tiền thuế của lương dân.

Một loại thu nhập chủ yếu khác nữa là thuế, cái này thì dễ hiểu với tất cả mọi người. Để dễ bề cân đối thu chi thì ngoài việc giảm chi ta có thể tăng thu, phải quá rồi, toán lớp 2 đây mà. Nhưng tại sao ở VN lại cứ đi tăng thuế ô tô mãi thế?

Ông Lê Đăng Doanh có bài nói chuyện trước Bộ Chính trị rất nổi tiếng và lưu truyền rộng rãi trên Internet, liên quan đến vấn đề tôi đang nói, có mấy ý này thú vị, tuy không có gì là bất ngờ cả: Ở các nước văn minh, nguồn thu của chính phủ chủ yếu là thuế thu nhập cá nhân chứ không phải là thuế nhập khẩu như ở Việt Nam. Vì sao thế? Vì ta không thu được. Ngu dân không có ý thức, hệ thống pháp luật và năng lực hành pháp yếu kém, các cơ quan chức năng bất lực không thu được thuế hoặc thông đồng ăn chia với đối tượng chịu thuế.

Hãy đơn cử, bạn tiêu tiền của công ty để phục vụ công việc, bạn sẽ cần hóa đơn để thanh toán với công ty. Tại sao lại phải yêu cầu thêm hóa đơn trong khi đáng ra mặc nhiên khi chi tiêu bạn phải được cấp hóa đơn trong đó có ghi rõ số thuế phải nộp cho chính phủ? Vậy khi không yêu cầu hóa đơn (có thể là trả tiền khách sạn, nhà hàng, chi phí đi lại, phí dự hội thảo, tiền mua văn phòng phẩm) thì không có số thuế nào được nộp à? Có lẽ đúng như vậy, bởi đa số trường hợp khi yêu cầu hóa đơn tài chính bạn sẽ được người bán hàng thông báo rằng số tiền bạn phải thực trả sẽ phải tăng lên bằng số thuế VAT phải đóng.

Có nghĩa là, ở VN, không thu được mấy thuế.
Cũng có nước không thu thuế đối với một số loại hàng hóa, đơn cử Malaysia là nước mà rất nhiều tập đoàn điện tử lớn đặt cơ sở sản xuất ở đó, và nước này không có thuế VAT đối với hàng điện tử. Kết quả là, hàng điện tử xuất khẩu của Malaysia hết sức cạnh tranh, thật đúng là thả con săn sắt bắt con cá rô.

Việt Nam thì muốn thu thuế nhưng không thu được, do đó, do cái ví rách đòi hỏi, cái gì dễ thu, như thuế nhập khẩu, là phải tăng thật cao, thật nặng để bù vào thâm hụt ngân sách. Phải quá rồi, hàng hóa qua cửa khẩu, nhất là to như cái ô tô, giấu, trốn làm sao được. Thế thì phải tăng thuế nhập khẩu ô tô.

Sử dụng ô tô thì phải đóng góp, đúng, nhưng không phải bằng cách đó. Nhẽ ra phải thu lệ phí giao thông, phí đậu, đỗ xe thật cao, vì đúng là xe ô tô chiếm nhiều diện tích đường hơn xe đạp, xe máy. Chứ còn tăng thuế như hiện nay cứ như là bế quan tỏa cảng thời nhà Nguyễn vậy, tận thu như sắp chết đói đến nơi. Nên chăng, muốn có ăn ngon thì phải canh tác, hay lam hay làm, phải động não, chứ
đừng như con nhà nghèo, đào được cái củ chuối cứ đào mãi. Quẩn quanh thế, khổ quá.

2 comments:

  1. C� một m�u thuẫn nữa l� người VN đ�ng �t "thuế" nhưng tốn rất nhiều tiền cho c�ng đoạn "nh� nước". H� h�.

    ReplyDelete
  2. Ưh, "ngu thật".

    Tự dưng muốn dở "Đ�i Mắt" của Nam Cao đọc lại qu�.

    ReplyDelete